Nội dung nổi bật:
- Cơn sốt xe đạp đang lan tỏa trên khắp thế giới. Đến thị trưởng thành phố London cũng có sở thích đi xe đạp dạo phố và khuyến khích người dân sử dụng phương tiện này.
- Tại Việt Nam, những chiếc xe đạp hiện đại khá đắt hàng.
- Bên cạnh đó, nhiều người đang đi tìm những chiếc xe cổ sản xuất từ thập kỷ 60 trở đi, không chỉ vì độc đáo mà chúng còn chứa trong mình bao hồi tưởng về một thời đại đã qua.
Thực dân Pháp rút lui khỏi Việt Nam đến nay đã được hơn nửa thế kỷ. Ngày nay, khi cơn sốt “hoài cổ” xe đạp trên khắp thế giới đang lan tỏa về đây, người ta đã thấy những chiếc xe đạp của Pháp lác đác xuất hiện trở lại trên những con phố Hà Nội.
Ông Trần Anh Vũ, một người thợ về hưu, nay đang mở một cửa hàng sửa chữa và khôi phục xe đạp cũ trong con hẻm nhỏ cạnh Hồ Tây. Gian nhà rộng 40m2 chất đầy xe đạp những nhãn hiệu tên tuổi như Mercier, Peugeot, Helium và Alcyon đang chờ bàn tay ông chăm sóc, nơi đây không khác gì một bảo tàng thu nhỏ của những chiếc xe cổ.
Ông Vũ tâm sự: “Ban đầu tôi chỉ kinh doanh cho vui, ai ngờ cũng thêm được một khoản thu nhập kha khá”. Hiện người con trai 41 tuổi của ông, bác Trần Kiệm Anh, vẫn sẵn lòng giúp ông một tay khi lượng cầu xe đạp gỉ, hoen ố cần khôi phục đang ngày một nhiều lên.
Khi cả thế giới đều mê xe đạp
70 tuổi, ông Vũ hoàn toàn bất ngờ trước thành công của cửa hàng. Ông nảy ra ý tưởng kinh doanh cách đây vài năm khi bắt tay sửa chữa chiếc xe Mercier yêu quý, hồi đó ông Vũ đang là thành viên của một nhóm cùng sở thích “hoài cổ” xe đạp đua trong Câu lạc bộ Hà Nội Xưa Và Nay. Trong số 75 thành viên, rất nhiều người một mình sở hữu vài chiếc xe đạp, thậm chí có cả “hàng hiếm” như Caminargents, Rochers, hay Cycles Automoto.
Ông Vũ đã vô tình đánh trúng vào niềm yêu thích xe đạp ngày một dâng lên trên toàn cầu, thậm chí còn lan tỏa sang những thành phố bận rộn nhất hành tinh.
Chương trình chia sẻ xe đạp Velib ở Paris là một thành công điển hình với tổng cộng 1.800 trạm trao đổi cho phép mọi người thuê và trả xe đạp trên toàn thành phố.
New York học tập mô hình này và lập lên tổ chức Citibikes dưới sự tài trợ của Citibank.
Ở London, những chiếc xe cho thuê được gọi là “xe đạp Boris” vì chúng được đặt tên theo thị trưởng Boris Johson, một người rất thích đi xe đạp dạo phố và luôn khuyến khích người dân sử dụng xe đạp nhiều hơn.
Ý tưởng này cũng bén rễ tại những thành phố đông đúc bậc nhất châu Á như Bắc Kinh và Băng Cốc. Tại đây, xe đạp cho thuê, xe địa hình hay xe đạp không phanh là những dạng phổ biến.
Xe đời mới đáng giá bạc tỷ
Tại Việt Nam, có những người lại thích săn đón các dòng xe đời mới. Nhiều nhà “chơi xe đạp” sẵn sàng chi từ 7 triệu đồng thậm chí gần tỷ bạc cho một chiếc nhập khẩu từ Đài Loan. Anh Lê Anh Thịnh, chủ doanh nghiệp xe đạp Xtasy tại Hà Nội nói rằng ngành kinh doanh này đang phất: “Từ khi ra mắt vào năm ngoái, đến nay mỗi tháng chúng tôi bán được 35 đến 50 chiếc xe đạp.”
Với khách hàng của Xtasy, đi xe đạp là một môn thể thao tuyệt vời để xả hơi và rèn luyện sức khỏe. Bà Dương Thị Hải năm nay tuy đã 58 tuổi nhưng trông vẫn tràn đầy sức khỏe trong bộ trang phục thể thao, bà tâm sự: “Nếu không đi xe đạp thì tôi cũng chẳng biết phải làm gì mỗi sáng”. Bà thường đạp vòng quanh hồ Tây với bạn bè trong suốt ba năm về hưu vừa qua.
Xe cổ thì bằng cả gia tài
Bên cạnh đó, nhiều người Việt lại ưa những gì độc đáo, nhất là những thứ có thể tôn vinh nền lịch sử phong phú, đầy màu sắc của dân tộc. Người yêu xe Việt đang nâng niu phục hồi lại những chiếc Vespa cổ hay mô tô Minsk của Liên Xô sản xuất. Thi thoảng, người ta lại thấy bóng dáng những chiếc xe Jeep từ thời kỳ chiến tranh Việt Nam đi lại giữa lòng đường phố Sài Gòn. Những chiếc xe cổ thường được sản xuất từ cuối thập kỷ 60 với mẫu mã vô cùng đa dạng.
Ông Vũ Thành Công, 60 tuổi, lần đầu tiên nhận ra giá trị tiềm năng của xe đạp cổ khi bán đi chiếc xe Peugeot trong đợt mua căn nhà tại Phố Huế vào năm 1971. Hồi ấy, chiếc xe có giá ngang với một nửa khu đất!
Ông Công là người duy trì niềm đam mê với xe đạp từ hồi còn trẻ khi mới bắt đầu sửa xe. Ngày ấy ông thường phải đi tìm phụ tùng xe đạp dọc các con phố. Ông hồi tưởng: “Những năm 60 mỗi cái xe đạp đáng giá cả một gia tài”.
Ông ước tính tại Việt Nam hiện vẫn còn hàng nghìn chiếc xe đạp cổ đang chờ được thu thập và phục hồi, nhiều chiếc còn ra đời từ những năm 30. Bản thân ông sở hữu khoảng 200 chiếc và cũng từng mở một cửa hàng nhập và bán xe đạp qua sử dụng nhằm khai thác lợi nhuận từ niềm hoài cổ dành cho những chiếc xe. Ông còn nói đùa rằng: “Anh
Thùy An
Theo Trí Thức Trẻ/WSJ
2013-10-07 22:28:11