ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Lần đầu cho con bú: ‘Tips’ mẹ phải biết
Friday, October 11, 2013 21:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Cho con bú tưởng chừng đơn giản, không cần học mẹ cũng có thể thành chuyên gia nhưng đến khi thực hiện, việc nhỏ ấy cũng khiến lắm bà mẹ trẻ đau đầu.

Các bác sĩ luôn khuyên mẹ cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ, dù chỉ là một vài ngày hoặc vài tuần. Đặc biệt là mẹ không nên lãng phí sữa non được sản xuất trong quá trình mang thai, nó cung cấp các kháng thể quan trọng để tăng cường hệ thống miễn dịch của bé trong năm đầu đời. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ và hầu như mẹ nào cũng đã “thuộc làu làu”, thế nhưng mẹ có biết rằng việc mẹ cho bé bú sữa cũng mang đến rất nhiều lợi ích cho mẹ?

- Cho bé bú sữa mẹ giúp tử cung của mẹ trở lại kích thước như trước khi mang thai nhanh hơn cũng như giảm chảy máu sau khi “vượt cạn”.

- Giúp mẹ giảm cân nhanh hơn (mẹ có thể đốt cháy đến 500 calo một ngày khi cho bé bú).

- Giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh và ung thư buồng trứng, ung thư vú.

- Có thể trì hoãn khả năng “dính bầu” (tuy nhiên mẹ vẫn nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khi “yêu” nếu mẹ không muốn sinh bé tiếp theo quá nhanh).

- Tiết kiệm tiền bạc (mẹ sẽ để dành được khoản tiền đáng kể vì không phải mua sữa bột công thức cho bé).

Lần đầu cho con bú: 'Tips' mẹ phải biết - 1
Lần đầu cho bé bú không hề dễ dàng như mẹ nghĩ (ảnh minh họa).

“Tips” mẹ phải biết khi cho bé bú lần đầu

Sữa mẹ mang đến bao lợi ích, tốt mẹ, khỏe con, chẳng có lí do gì để mẹ bỏ qua những lợi ích này nhỉ? Ai ai cũng biết cho con bú là một việc hoàn toàn tự nhiên và thuộc về bản năng của người mẹ, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là việc này sẽ dễ dàng, nhất là lần đầu tiên. Một số lời khuyên sau đây sẽ giúp các mẹ thực hiện công việc này suôn sẻ hơn nhiều nếu như mẹ chưa có kinh nghiệm.

- Cố gắng cho bé bú trong vòng một giờ sau sinh. Đa số các mẹ thường chờ “sữa xuống” tức là 1-2 ngày sau sinh mới cho bé bú. Đây là quan niệm sai lầm và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ bởi khi bú muộn, bé sẽ không nhận được sữa non. Trong sữa non có nhiều sinh tố A chống bệnh khô mắt, nhiều kháng thể giúp bé chống nhiễm khuẩn và dị ứng, giúp bé đỡ bị vàng da. Hơn thế nữa, cho trẻ bú muộn sẽ làm chậm sự tiết sữa của mẹ. Động tác mút vú mẹ sẽ kích thích sự sản xuất oxytoxin. Đó là chất kích thích sữa chảy ra, đồng thời cũng có tác dụng làm co cơ tử cung giúp ngưng chảy máu sau sinh. Vì thế, nếu như mẹ sinh thường thì có thể cho con bú ngay trong vòng 30 phút đến một giờ sau sinh. Nếu sinh mổ, thời gian bắt đầu khoảng sau sáu giờ vì mẹ sẽ cần phải hồi phục sau tác dụng của thuốc mê. Trường hợp gây tê để mổ thì thời gian sẽ ngắn hơn.

- Bế bé ở vị trí thích hợp khi cho bú. Mẹ nên nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ và y tá để biết được vị trí và cách cho bé ngậm đầu ti chuẩn ngay khi còn ở viện. Mẹ đừng coi thường việc này, các bác sĩ đều công nhận một điều rằng việc bé bắt đầu ti chuẩn và đúng tư thế là “chìa khóa vàng” khi cho con bú. Nếu bé bắt đầu ti không chuẩn sẽ gây ra sự khó chịu cho cả hai mẹ con, thậm chí còn làm đau, nứt và chảy máu đầu ti cũng như bé sẽ bú được rất ít sữa.

Mẹ hãy chú ý để đầu và thân bé trên cùng một đường thẳng, bụng bé áp sát với bụng mẹ. Mặt bé đối diện với vú, môi đối diện với núm vú. Sau đó đỡ đầu, thân và mông bé. Các dấu hiệu mẹ có thể nhận biết để biết rằng bé đã bắt đầu ti chuẩn và mẹ đã bế trẻ ở đúng vị trí như: miệng bé mở rộng; cằm bé chạm vào vú mẹ; môi dưới đưa ra ngoài; bé ngậm cả quầng vú, quầng vú còn lại ở phía trên miệng bé nhiều hơn ở phía dưới; má bé phồng ra; khi bú đúng, bé sẽ mút chậm, sâu, thỉnh thoảng ngừng lại và mẹ có thể nghe thấy tiếng nuốt “ực” của bé.

- Chuẩn bị khi sữa về, thường trong vòng 48-72 giờ sau sinh. Mẹ có thể nhận biết điều này khi thấy ngực bắt đầu có phản xạ căng cứng, đột nhiên tăng kích cỡ. Mẹ hãy chắc chắn đã chuẩn bị sẵn sàng áo ngực cho bú vừa vặn, hãy mang theo khi đến bệnh viện đề phòng mẹ không thể xuất viện ngay. Áo ngực cho bú phù hợp sẽ hỗ trợ mẹ rất nhiều, vừa giúp mẹ cảm thấy thoải mái, lại tránh được tình trạng ngực bị chèn ép do áo ngực không phù hợp gây tắc tia sữa.

- Cho con bú theo giờ. Trong vài tuần đầu tiên sau sinh, mẹ có thể cho bé bú theo giờ, khoảng 8-12 lần/ngày. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian đó, tùy theo các nhận biết của mẹ với thói quen đòi ăn của trẻ mà mẹ có thể cho bé bú nhiều hơn hay ít lần hơn trong ngày. Khóc hay cho tay vào miệng… đều có thể là tín hiệu cho thấy bé đang đói.

Lần đầu cho con bú: 'Tips' mẹ phải biết - 2
Cho bé dùng núm vú nhân tạo quá sớm sẽ gây khó khăn cho trẻ trong việc ngậm bắt vú mẹ sau này (ảnh minh họa).

- Nói không với núm vú nhân tạo. Điều này đặc biệt cần chú ý với trẻ trong thời kỳ sơ sinh. Nếu muốn cho trẻ làm quen với núm vú nhân tạo, mẹ nên chờ đợi ít nhất sau ngày đầy tháng của trẻ. Núm vú nhân tạo đòi hỏi phải có những hành động bú, hút khác với khi trẻ bú mẹ tự nhiên. Nếu cho bé dùng núm vú nhân tạo quá sớm sẽ gây khó khăn cho trẻ trong việc ngậm bắt vú mẹ sau này.

- Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Thiếu nước, cơ thể sẽ không thể tạo ra đủ sữa. Vì thế mẹ nhớ uống nhiều nước, có thể nhâm nhi một ly nước ngay khi đang cho bé bú.

Những “thách thức” khi cho con bú

Cơ địa của mỗi mẹ một khác, điều này kéo theo những rắc rối khác nhau khi cho con bú. Mẹ hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này và nghe các chuyên gia “mách nước” để trị tận gốc những rắc rối này nhé.

- Đau và nứt núm vú. Đau đầu ti là kết quả của việc bé bắt đầu ti không chuẩn. Khi mẹ thấy đầu ti có các dấu hiệu sưng đỏ, nứt, thậm chí chảy máu, hãy nhớ tới các biện pháp sau đây.

Lập tức sửa và tìm lại tư thế cho bé bắt đầu ti chuẩn nhất. Nhỏ một vài giọt sữa mẹ và xoa lên quầng vú sau đó để tự khô. Nếu mẹ thấy vùng này da quá khô và bị nứt, thì nên xoa kem có tỷ lệ lanolin cao xung quanh quầng vú và núm vú.

Chú ý chăm sóc núm vú sạch sẽ. Trước và sau khi cho bé bú, mẹ có thể dùng khăn mềm và nước ấm để vệ sinh vú. Mỗi khi cho trẻ bú xong, mẹ nhớ rửa sạch ngay sau đó hoặc sau mỗi lần tắm, sau đó lau núm vú thật khô. Tuyệt đối không nên bôi xà phòng hoặc dùng dung dịch diệt khẩu trên vùng ngực, việc này sẽ dẫn đến da bị khô và núm vú càng dễ bị đau nứt.

Để cho núm vú được tiếp xúc nhiều với không khí. Việc dùng miếng lót sữa và áo lót ngực bằng sợi tổng hợp sẽ gây thoát khí kém. Tốt nhất là mẹ hãy chọn cho mình một áo lót thoải mái riêng để cho bú, cả ngày và đêm trong những tuần đầu.

- Căng tức ngực và tắc ống dẫn sữa. Để tránh tình trạng này, mẹ nên cho bé bú thường xuyên, dùng khăn ấm chườm bầu ngực trước khi cho bé bú. Sau khi bé xong, dùng khăn lạnh có bọc chút đá lau ngực để giảm căng tức và se các tia sữa. Lá bắp cải có tác dụng hiệu quả làm giảm sưng, mẹ nên giữ bắp cải trong tủ lạnh, trước khi dùng tách lá, rửa sạch rồi đắp lên vết sưng trong vòng 15-20 phút, tránh đắp lá lên đầu ti. Ngoài ra mẹ có thể dùng dụng cụ hút sữa để hút bớt sữa giữa các cữ bú, giúp ngực bớt căng tức.

Lần đầu cho con bú: 'Tips' mẹ phải biết - 3
Căng tức ngực có thể dẫn đến tắc ống dẫn sữa (ảnh minh họa).

- Viêm vú hoặc nhiễm trùng vú. Bị cúm, vú có màu đỏ, mẹ cảm thấy nóng và đau, đó có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị viêm vú. Uống kháng sinh trong vòng 10-14 ngày sẽ có tác dụng giảm đau sưng và sốt trong vòng 24-48 giờ đầu tiên. Ngoài việc uống kháng sinh, mẹ nên ăn thêm sữa chua chứa vi khuẩn có lợi như probiotic để ngăn ngừa biến chứng nấm về sau. Nhiều mẹ lo lắng rằng không thể cho con bú sữa khi bị viêm vú. Điều này là hoàn toàn sai lầm, sữa mẹ không bị ảnh hưởng bởi viêm và không thể làm tổn thương bé, việc tiếp tục cho ngực sản xuất sữa và hút sữa ra là vô cùng quan trọng, dù đau nhưng nếu có thể mẹ hãy cứ tiếp tục cho bé bú sữa. Để giảm đau, các mẹ có thể dùng gạc ấm chườm lên vết sưng trước khi cho con bú hoặc hút sữa, xoa bóp nhẹ nhàng chỗ đau khi đang cho bé bú. Nếu các dấu hiệu không thuyên giảm, hãy lập tức liên hệ với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh dẫn đến áp-xe vú.

- Nấm. Ngực ẩm, núm vú bị đau hoặc nứt, chế độ ăn nhiều đường hay thức ăn chứa nấm men, uống thuốc kháng sinh, thuốc ngừa thai phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của vi sinh vật trên cơ thể là các nguyên nhân khiến nấm Candida phát triển. Nấm  Candida gây bệnh xuất hiện ở ngực có thể lây sang bé khi bé bú sữa, gây ra bệnh tưa miệng ở trẻ. Phụ nữ cho con bú bị nhiễm Candida có thể có những triệu chứng sau: núm vú đỏ hoặc nhạy cảm bất thường, da ở quầng vú căng và đỏ rực, đau núm vú, cảm giác đau ở sâu khi cho con bú… Bé bị lây nhiễm có xuất hiện những đốm trắng ở bên trong gò má, trên nướu, răng và lưỡi.

Trong trường hợp này, cần điều trị cho cả mẹ và bé để tránh lây nhiễm. Mẹ có thể dùng thuốc chống nấm nhẹ cho trẻ và kem chống nấm để bôi vào núm vú của mẹ. Ăn thêm sữa chua hoặc uống viên nang acidophilus khi phải dùng kháng sinh. Mẹ cũng nên hạn chế đường và những thực phẩm có chứa nấm men như bánh mì, bia, rượu vang, những thực phẩm này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm Cadida. Ngoài ra, để ngăn chặn nấm, mẹ nhớ giữ cho núm vú luôn khô ráo, sử dụng miếng đệm núm vú trong áo ngực, thay áo ngực hàng ngày.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.