Khoảnh khắc thực sự khiến mẹ bầu nào cũng háo hức, mong chờ nhất là đi mua sắm đồ để chuẩn bị chào đón thành viên mới của gia đình. Tuy nhiên, trước khi sắm đồ cho bé, mẹ cần nên danh sách những đồ cần mua quan trọng, nên ưu tiên mua sắm trước để chia nhỏ các khoản chi, tránh lãng phí không cần thiết.
TIN LIÊN QUAN:
>> Mẹo mua sắm khi ngân sách có hạn
>> 10 mẹo tiết kiệm sắm quần áo cho bé
Nhân lúc rảnh rỗi, mình lang thang trên một số diễn đàn dành cho các bà mẹ thì thấy rằng càng gần tới ngày sinh nở, ngoài tất bật lo toan nhiều vấn đề khác thì công việc chuẩn bị đồ đạc để đón em bé chào đời là một việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại khiến không ít chị em lần đầu làm mẹ cảm thấy vô cùng khó khăn. Mẹ bầu nào cũng háo hức, mong chờ được đi mua sắm đồ để chuẩn bị chào đón thành viên mới của gia đình, và đây cũng là lúc khiến các mẹ băn khoăn, thắc mắc nhất vì không biết nên mua thứ gì trong hàng vạn những đồ “lặt nhặt” không tên.
Nhớ lại hồi mới sinh bé Bim, vì lần đầu tiên làm mẹ nên vợ chồng mình vẫn còn “tồ” lắm, cứ thích cái gì thì mua thôi mà chẳng chịu lên danh sách từ trước. Vì thế nên mặc dù mua rất nhiều nhưng cái cần thì không có trong khi cái không cần thiết thì thừa thãi bao nhiêu. Tình cảnh này không những gây cho vợ chồng mình “lao đao” vì tốn kém tiền bạc mà không ít lần lâm vào cảnh bối rối khi con yêu ra đời.
Khoảnh khắc thực sự khiến mẹ bầu nào cũng háo hức, mong chờ nhất là đi mua sắm đồ để chuẩn bị chào đón thành viên mới của gia đình.
Sau kinh nghiệm một lần sinh nở, mình đã đúc kết khá nhiều kinh nghiệm quý báu và sẽ chia sẻ cho các mẹ đang có nhu cầu và thắc mắc về vấn đề này nhé. Các mẹ lưu ý là việc mua đồ đạc cho bé yêu cũng như cho bản thân nên được bắt đầu từ tháng 7 trở đi. Đặc biệt, trước khi sắm đồ cho bé, mẹ cần nên danh sách những đồ cần mua quan trọng, nên ưu tiên mua sắm trước để chia nhỏ các khoản chi, tránh lãng phí không cần thiết. Mình tin đây sẽ là gợi ý rất hữu ích cho mẹ bầu đấy!
Vật dụng cần thiết đối với mẹ
- Băng vệ sinh
- Kem chống rạn da sau sinh
- Khăn mặt, khăn tắm
- Áo dài tay cài nút (không nên mặc áo chui đầu vì khó cho bé bú), quần dài: 4-5 bộ
- Quần lót cotton mỏng (loại dùng 1 lần): 5 đến 10 chiếc.
- Nịt bụng
- Miếng lót thấm sữa
- Mũ đội đầu của mẹ
- Nước súc miệng
- Tất mỏng: tất giấy khoảng 5 đôi
- Nghệ tươi: dùng khi mẹ về nhà bôi mặt và toàn thân.
- Rổ kích cỡ vừa phải, để đầu giường: để mẹ có thể sắp sẵn những thứ bé cần dùng hàng ngày và thuận tiện thay đồ cho bé ngay trên giường, hoặc khi tắm cho bé thì đem cả rổ theo luôn: bao gồm áo, tả vải, miếng lót, tất tay chân, nón, kem chống hăm…
- Bộ dụng cụ nặn sữa: mẹ cũng cần chuẩn bị vì khi sữa quá nhiều, cần phải nặn sữa thừa, nếu sữa ít, việc nặn sữa trong thời gian giữa các lần bé bú sẽ kích thích tuyến vú tiết ra sữa.
Vật dụng cần thiết đối với bé yêu
- Mũ thóp
- Gối nằm
- Nôi
- Núm vú giả. Do núm vú giả được làm bằng cao su mềm rất giống ti mẹ, nên việc ngậm núm vú giả có thể thay thế việc ngậm ti mẹ, đặc biệt theo rất nhiều nghiên cứu, ngậm núm vú giả sẽ giúp giảm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
- Băng rốn
- Bình sữa: Nếu em bé bú mẹ chỉ cần 2 – 3 bình là đủ, nếu bé uống sữa công thức thì cần 6 – 7 bình, để trước mỗi bữa ăn đều có bình đã được khử trừng. Với bé sơ sinh chỉ cần những bình có dung lượng 125 ml, những em bé lớn hơn thì cần loại bình 250 – 330 ml.
- Dầu gội đầu, phấn thơm, kem chống hăm, sữa tắm cho bé: Trên hộp cần có dòng chữ độ pH – trung tính, còn thành phần có chiết xuất thảo dược – cúc tây, vạn thọ tây, oải hương…Còn kem cho da thì tốt nhất mua loại thành phần có chứa chất làm khô da ôxít kẽm hoặc tổng hợp các loại dầu thực vật – chúng cần thiết cho sức khỏe da của bé.
- Gạc rơ lưỡi: tầm 50 cái, rất nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên các mẹ bầu dùng gạc rơ lưỡi cho bé để hạn chế viêm họng.
- Que tăm bông ngoáy tai cho bé: lau nhẹ phía ngoài lỗ tai và vành tai sau khi tắm.
- Que bông tiệt trùng: dùng lau cồn vào rốn sau khi tắm xong cho bé.
- Nhiệt kế: để mẹ đo nhiệt độ cho em bé khi thấy hiện tượng nóng sốt, hoặc theo dõi sau khi tiêm.
- Khăn xô, khăn tắm cho bé và khăn ủ sau khi tắm
- Chậu tắm dài, có lỗ thoát phía dưới + đồ đỡ gác vào chậu tắm để tắm cho bé
- Chậu tròn để đựng nước tắm dội lại lần 2 + ca/gáo múc nước (vì em bé chưa tắm bằng vòi sen được, phải để sẵn chậu nước ấm)
- Màn cho bé
- Các loạc tã: tã giấy, tã vải, tã xô, tã chéo. Mẹ hãy chọn tã chéo to để quấn kín cả chân và đùi bé. Các mẹ thường cho con mặc tã chéo 1 tuần, 1 tháng lâu nhất là 2 tháng. Tã 2 lớp, tã dán.
- Bỉm. Mẹ mua bỉm nên làm bé thoải mái, tránh tình trạng bé bị dị ứng hoặc chật quá so với bé.
- Thuốc Povidine: thuốc sát trùng, bôi vào rốn khi chưa rụng, thỉnh thoảng khi bé yêu bị nổi ít hạt rôm ở mông, mình cũng bôi một vài lần để tránh việc vết rôm vỡ ra gây nhiễm trùng.
- Quần áo cho trẻ sơ sinh: Chất liệu quần áo cho bé nên là vải cotton và mẹ cũng nên chú ý phần dây chun ở cánh tay và cạp quần không được chặt quá. Mẹ đừng mua quần áo quá rộng và khi mua quần phải tính tới khoảng đũng rộng của quần để còn đóng bỉm cho con nữa. Đặc biệt hãy kiểm tra cẩn thận những đường may, đường khóa kéo hay khuy móc trên quần áo tránh việc chúng sẽ làm da bé yêu bị xước.
Vietbao.vn ( Theo Hanhphucgiadinh )
TIN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NỔI BẬT
|
|
|
---|---|---|
“Bái phục” mẹ Đức dạy con giao thông | Sốc: vợ đẹp bỗng là… đàn ông | Ấm lòng với món cháo ngao nóng hổi thơm ngon |
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>> Cô gái tật nguyền mưu sinh nuôi cả gia đình
>> Mẹ già một đời lận đận với con tật nguyền
>> Mẹ già thần kinh chăm con gái bị viêm tủy
>> Nghẹn lòng số phận bốn mảnh đời bất hạnh nơi rừng sâu
>> “Cháu bé bị cắt chân” khóc thét khi biết mất cha mẹ
>> Khâm phục nữ sinh 1 chân vượt khó vào đại học
>> Tiếp sức cho nữ phóng viên trẻ có chồng suy thận độ 4
>> Đáng thương cô bé thấy người lạ là… trốn
>> Gia cảnh bần hàn con dâu phải cắt từng miếng thịt thối để cứu bố
2013-10-31 20:28:37
Nguồn: http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Meo-sam-do-tiet-kiem-truoc-khi-sinh-cho-me-bau/2131721657/113/