ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nàng dâu kẻ “ghét”, người “thương”…
Wednesday, October 2, 2013 3:10
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Những mâu thuẫn xảy ra giữa ch

ị em dâu cũng bởi lối suy nghĩ và cách đối xử thiên lệch mà “người cầm cân nảy mực” lại là bố mẹ chồng…

Xa thơm, gần thường…

Vợ chồng cô em dâu út từ TPHCM ra Hà Nội ăn Tết cùng gia đình, cả bố lẫn mẹ chồng ân cần, quan tâm, chăm sóc cô con dâu út. Cô em dâu đem áo len, mứt kẹo, rượu ngoại ra biếu, bố chồng khen em dâu hiếu thảo ngay trước mặt Chi khiến cô chạnh lòng.

Cùng cảnh làm dâu nhưng vì sống chung, hàng ngày Chi vẫn chăm sóc bố mẹ chồng chu đáo, vẫn đều đều mua áo quần, mua bia cho bố chồng mà mãi Chi vẫn chưa được khen câu nào. 

Nhà chồng Chi có 3 anh em, 2 trai, 1 gái. Chi lấy anh cả nên sau cưới phải sống chung cùng bố mẹ chồng. Cô em gái thứ 2 sau lấy chồng gần nhà cũng thỉnh thoảng qua lại. Chú em út công tác trong TPHCM lấy vợ, lập nghiệp tại đó. Một năm hai lần mới có điều kiện về thăm bố mẹ chồng nên cô em dâu được ưu ái hơn. 

Một năm đôi lần ghé thăm ông bà nên những lúc như thế, em dâu lại mua biếu bố mẹ chồng một vài món quà, khi thì thuốc bổ, khi thì quần áo, đôi giầy. Ông bà trân trọng và luôn miệng tấm tắc khen mỗi khi có chuyện nhắc đến em dâu. Nào là em dâu ngoan ngoãn, có hiếu, năng động kiếm được tiền… khiến Chi càng tủi thân so sánh. Bởi chuyện mua quà biếu bố mẹ chồng Chi vẫn làm đều đều.  

Chi là một người con dâu được họ hàng, xóm giềng khen là một nàng dâu tốt, đảm đang, có trách nhiệm với gia đình chồng nhưng chưa bao giờ Chi được bố mẹ chồng khen, thậm chí còn bị chê là đoảng, ki bo, không biết chi tiêu, đồ mà Chi mua biếu bố mẹ chồng không “xịn”… 

Bên trọng bên khinh…

Chị Thu Hoài là dâu trưởng của một dòng họ bề thế nhất làng Thượng. Ông bà Tiến (bố mẹ chồng chị) điển hình cho lối sống nền nếp, gia phong và đôi chút vẫn còn nét phong kiến. Chị Thu Hoài, sau vài năm ở chung với bố mẹ chồng, khi ra riêng chị cứ như “chim sổ lồng”.

Chị nói với bạn bè rằng: “Ra ở riêng mình mới cảm nhận được và quý trọng sự tự do. Ăn gì, làm gì không còn phải canh trừng, ngó trước nhìn sau bố mẹ chồng nữa. Tự do sướng thật! Bây giờ bảo mình về lại ở với bố mẹ chồng, có cho vàng mình cũng không dám”.

Chị Thu Hoài vốn là một cô giáo ngoan hiền nhưng từ nhỏ chị đã mồ côi cha mẹ phải ở với anh trai và chị dâu nên sự dạy dỗ không được phép tắc lắm. Bởi vậy trước khi về làm dâu nhà bà Tiến, chị đã bị mẹ chồng có những ấn tượng rất đặc biệt. Bà luôn xét nét chị trong mọi công việc. Theo chị, mẹ chồng quá khó tính với chị. 

Ông bà Tiến có đến ba nàng dâu nhưng xem ra bà đã có “vấn đề” với cả hai nàng dâu trưởng và dâu út. Bà chê dâu trưởng không được giáo dục nền nếp nên không biết phép tắc gia phong. Còn nàng dâu út thì lấc cấc, ăn mặc hở hang, bà nói một câu thì cãi lại một câu.

Trong nhà bà chỉ hợp với cô con dâu thứ 2 bởi cô này sinh ra trong một gia đình gia giáo, quyền thế lại rất khéo nói, luôn biết cách chiều lòng ông bà nên mỗi dịp nhà có khách ông bà Tiến luôn mồm nhắc tới con dâu thứ và khen ra mặt. Nhiều lần như thế khiến chị Thu Hoài chạnh lòng, tủi thân.

Chạnh lòng vì cách đối xử của bố mẹ chồng… 

Cùng là con dâu trong nhà nhưng thấy Quỳnh vừa cưới được một tháng đã có thai lại được bố mẹ chồng quan tâm chăm sóc, chị Hương khó chịu, ấm ức ra mặt. 

Bà Hồng mẹ chồng của chị Hương than: Từ ngày nhà đón thêm nàng dâu út, cuộc sống  gia đình dường như đảo lộn. Nhà không đến nỗi chật chội nhưng vì điều kiện kinh tế không cho phép ông bà tậu cho mỗi cậu con trai một ngôi nhà riêng, ông bà đành để 2 nàng dâu sống chung cùng với mình.

Căn nhà ông bà đang ở rộng 60m2, xây 3 tầng, ông bà để cho mỗi con một tầng sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi. Những ngày đầu bà Hồng cảm thấy rất vui khi tối tối, các con trai, con dâu đi làm về cả nhà được quây quần quanh mâm cơm. Nhưng rồi không khí đó chẳng giữ được bao lâu, gia đình bà nhanh chóng xuất hiện những rạn nứt bởi mẫu thuẫn của hai nàng dâu.

Chị Hương, con dâu cả mở sạp hàng tạp hóa ngay gần nhà. Còn cô dâu út tên Quỳnh đi làm công sở. Từ hôm Quỳnh về, chị Hương gần như khoán trắng việc nhà cho em dâu. Quỳnh vốn là một cô gái hiền lành, chân chất nên cũng chẳng mảy may nghĩ đó là ý đồ xấu của chị dâu. Cô chỉ nghĩ đơn giản là công việc của mình rảnh, được về sớm hơn nên có thể đỡ đần chị và cô cũng lo toan chu đáo.

Nhưng sóng gió thực sự xảy ra khi về làm dâu được hơn một tháng, Quỳnh phát hiện mình có thai trong khi chị dâu trưởng cưới được 5 năm vẫn chưa thấy gì. Ông bà Hồng vui mừng ra mặt và chăm sóc Quỳnh rất chu đáo. Hôm thì bà Hồng đi chợ mua cá chép về nấu cháo cho Quỳnh, hôm thì bà Hồng mua chim bồ cầu về tự tay làm rồi nấu cháo cho Quỳnh ăn… Nhìn thấy thế, Hương chạnh lòng rồi sinh ra ghen ghét Quỳnh.

Thấy mẹ chồng chăm sóc cô em dâu tận tình, chị Hương ấm ức ra mặt. Đã thế, việc nhà chị Hương lại cáng đáng như trước và đôi lúc còn phải nấu các món ăn cho em dâu mà mẹ chồng chỉ đạo. Chị Hương rất khó chịu, đôi khi bực bội quá, không kìm nén được chị đã buông những lời xách mé, châm chọc Quỳnh.

Quỳnh nín lặng cho qua vì Quỳnh nghĩ thương chị dâu cũng đang khát có một đứa con nên chạnh lòng mới sinh ra như vây. Không khí gia đình ngày một nặng nề hơn, cho đến một hôm chị Hương đông khách, mải bán hàng nên về tối.

Sấp mải chạy vào bếp lo cơm nước thì bị mẹ chồng từ trên nhà đi xuống nói là “chị định trốn việc hay sao mà giờ này mới về?”. Nhìn lên phòng em dâu thấy sáng đèn chị Hương nghĩ là Quỳnh đã về mà không chịu đỡ đần chị. Sẵn sự tủi thân trong lòng cộng với nỗi ấm ức không giải thích được chị cãi lại mẹ chồng, thế là hai mẹ con to tiếng… 

Cách hóa giải

Theo các chuyên gia tâm lý, để quan hệ nàng dâu với gia đình chồng ngày càng tốt đẹp hơn, điều quan trọng nhất là cả hai bên đều phải có thiện chí, biết hòa hợp, tôn trọng nhau thì mới tạo nên mối quan hệ gia đình hạnh phúc được.

Trước hết nàng dâu phải có thái độ tôn trọng, gần gũi với bố mẹ chồng, tôn trọng và tuân theo nền nếp gia phong của gia đình chồng. Đồng thời, cố gắng học hỏi, tiếp thu những điều mẹ chồng chỉ giáo. Không nên qua bức xúc rồi nói xấu, khích bác gia đình nhà chồng, cố gắng sống chan hòa và luôn phải tâm niệm “một sự nhịn là chín sự lành”.

Với cha mẹ chồng cũng cần phải coi con dâu như con đẻ của mình, không nên xét nét con dâu quá kỹ, nên yêu quý và chỉ bảo cho con dâu một cách tận tình, dần dần con dâu sẽ hòa nhập được với lối sống, cách sống của gia đình. Với các con dâu với nhau cha mẹ chồng phải là những người “Cầm cân nảy mực”, phải giữ lập trường công bằng, tìm rõ nguyên nhân, tuyệt đối không thiên vị ai, trách yêu con dâu này, thành kiến với con dâu kia.

Bên cạnh đó, vai trò của người chồng – người con trai trong gia đình cũng quan trọng không kém trong việc giữ hòa khí, xây đắp mối quan hệ cha mẹ và vợ. Để dung hòa được chuyện này, các anh nên có cách giúp cho vợ hiểu và thích nghi được với nền nếp gia phong nhà mình, đồng thời cũng tâm sự, chuyện trò với cha mẹ để cha mẹ thông cảm và hiểu con dâu hơn… Có như thế cuộc sống gia đình mới yên ấm, ông bà cha mẹ, con cháu mới quây quần hạnh phúc bên nhau dài lâu…

Phương Thủy

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.