1. Mèo kêu “meo meo” khi tiếp xúc với người
Trong khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể và những tiếng kêu nhỏ để giao tiếp với các con mèo khác, “meo meo” là dấu hiệu duy nhất thể hiện sự kính trọng của loài mèo với con người. Mèo kêu “meo meo” để thay cho lời chào, để thu hút sự chứ ý, đòi thức ăn hoặc để con người biết những thứ chúng muốn như đi ra ngoài sưởi nắng.
2. Sóc chó có ngôn ngữ phức tạp
Khi giải mã các tiếng kêu của loài sóc chó, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng đây có thể là thứ ngôn ngữ phức tạp nhất mà họ từng theo dõi. Sóc chó có thể mô tả động vật ăn thịt ở những chi tiết cụ thể đáng kinh ngạc gồm giống loài, kích thước, hình dáng. Thậm chí, chúng có thể truyền đạt lại màu sắc quần áo mà con người đang mặc hay chuyển tiếp tất cả các thông tin của một tiếng kêu nhỏ chỉ kéo dài trong tích tắc.
3. Bọ cánh cứng dùng mã Moóc
Để đưa tín hiệu trong các “đường hầm” đào trong thân cây, loài mọt atropot gõ đầu dọc theo đỉnh đường hầm, phát ra những tiếng kêu truyền dọc theo chiều dài cơ thể để đưa tín hiệu cho các thành viên khác trong nhóm, tương tự như hệ thống mã Moóc.
4. Voi có nhiều giọng nói khác nhau
Theo nhà nghiên cứu hàng đầu về voi, Andrea Turkalo, loài voi cũng có những giọng nói khác nhau giống như con người. Sau khi nghiên cứu một đàn voi rừng ở Congo trong 19 năm, Turkalo có thể nhanh chóng nhận dạng một con voi cụ thể dựa vào tiếng kêu của nó. Turkalo đang nghiên cứu để hiểu được ý nghĩa của những tiếng kêu và biên soạn một cuốn từ điển về ngôn ngữ loài voi với nhiều nguyên âm.
5. Gà mái nói chuyện với trứng
24 giờ sau khi đẻ trứng, gà mẹ có thể nghe thấy tiếng kêu chíp chíp của những con gà con qua vỏ trứng. Con gà mái mẹ sẽ kêu cục cục để đáp lại sự sợ hãi của gà con với một cử chỉ rất ngọt ngào nhằm thể hiện sự đảm bảo an toàn dành cho chúng.
6. Khỉ đầu chó ghét tiếng lóng
Trong thời gian khoảng 6 tuần, 6 con khỉ đầu chó được xem các từ loại bao gồm từ gốc và từ ghép được chiếu trên máy tính cảm ứng, sau đó thực hiện yêu cầu xác định các từ có nghĩa và vô nghĩa. Với các bài kiểm tra khó hơn, thay vì sử dụng những ký tự sắp xếp ngẫu nhiên, các từ sai được sắp xếp giống như những từ đúng. Kết quả kiểm tra cho thấy các con khỉ đầu chó đã nhận dạng được 75 % các từ sai, từ lóng.
7. Ếch giao tiếp bằng tần số siêu âm
Một loại ếch từ Đông Nam Á có tên khoa học là Huia cavitympanum có thể giao tiếp bằng cách sử dụng tần số siêu âm mà con người không thể nghe thấy. Loài động vật này có thể nghe và phát ra âm thanh lên đến 38 kHz, trong khi mức âm thanh mà con người có thể phát hiện là 20 kHz.
Các nhà khoa học tin rằng loại ếch này đã thích nghi để sử dụng cách giao tiếp này vì chúng sống ở những nơi nước chảy mạnh khiến những âm thanh ở tần số thấp rất khó nghe.
8. Cá heo học ngôn ngữ thứ hai
Khi quan sát những âm thanh trong khi ngủ của một đàn cá heo, các nhà nghiên cứu phát hiện ra chúng đang nói một ngôn ngữ khác. Trong khi biểu diễn, những con cá heo tại một công viên nước ở Pháp đã được tiếp xúc với các bản ghi âm bài hát của cá voi. Mặc dù cá heo chưa bao giờ bắt chước các bài hát này, nhưng những âm thanh trong giấc ngủ của chúng lại có một sự tương đồng kỳ lạ.
9. Vẹt không bắt chước tiếng người
Có rất nhiều trường hợp được ghi lại cho thấy vẹt có khả năng không lặp lại một cách vô thức những gì chúng nghe thấy mà chỉ học từ và tiếp thu những cuộc hội thoại. Một con vẹt xém châu Phi có tên là Alex rất nổi tiếng với khả năng nhận dạng màu sắc và phát âm rõ ràng những khái niệm trừu tượng như màu sắc và sự khác biệt. Không ít những con vẹt khác có vốn từ vựng khá phong phú như Prudle, con vẹt từng được ghi vào kỷ lục Guiness Thế giới khi biết 800 từ tính cho đến thời điểm qua đời, hay N’kisi biết 950 từ.
10. Cá sử dụng ngôn ngữ ký hiệu
Cá mú san hô lắc quẫy đuôi như một bức ảnh Polaroid để phối hợp với các thành viên khác của đàn trong khi kiếm thức ăn. Sau khi khoanh bẫy và con mồi tiến vào trong, đàn cá hướng mũi về phía trước con mồi và nhảy múa để báo hiệu sự hiện diện của chúng. Loài cá cũng sử dụng những dấu hiệu tương tự như để gọi đàn đi kiếm mồi.
2013-10-13 19:08:19