Hàng nghìn năm trước, có những thành phố từng là trung tâm giao thương thịnh vượng, sầm uất nhất thế giới. Và rồi, đột nhiên thành phố đó biến mất, thậm chí đã bị xóa tên khỏi bản đồ thế giới.
Đó là những thành phố bất hạnh mà phải mãi về sau các nhà khảo cổ, khoa học mới có thể khai quật và tìm ra được những bí mật về chúng.
Thành phố Ubar, Ả Rập
Trong những câu truyện và huyền thoại của thế giới Hồi giáo, có một vùng đất tồi tệ đến mức Chúa phải phá hủy nó, không phải bằng ngọn lửa mà bằng cát. Nhiều người cho rằng đây chỉ là một câu truyện truyền thuyết nhưng không ai có thể phủ nhận sự thật là tên vùng đất đó – “Ubar” – xuất hiện liên tục trong kinh Koran, truyện “Ngàn lẻ một đêm”, cùng các ghi chép khác của các nhà địa lý học…
Thành phố Ubar từng là một trung tâm giao thương tấp nập của thế giới cổ nơi những người dân từ Ba Tư, Hi Lạp và La Mã đến để tìm mua trầm hương – món đồ vô cùng có giá trị tại thời điểm đó. Và cũng bởi thành phố này có một nguồn nước ở giữa sa mạc. Nguồn nước cho Ubar đến từ một ốc đảo, và ốc đảo này hình thành trên nền các hang động đá vôi. Trong suốt 5000 năm, người ta đã rút hết nước từ các hang động này, khiến chúng trở nên khô cạn dần. Khi không còn nước để chống đỡ lớp đá vôi, trần các hang động này trở nên giòn và rất yếu. Vào khoảng giữa năm 300 và 500 sau Công nguyên, các hang động này sập xuống và xóa sổ một thành phố sầm uất khỏi bản đồ thế giới. Đến tận những năm 1980 khi các nhà khảo cổ sử dụng ảnh chụp vệ tinh và các radar của NASA, họ mới phát hiện ra một mạng lưới các đường đi dẫn tới phần còn lại của Ubar, nằm sâu trong sa mạc Rub’ al Khali của bán đảo Ả Rập.
Hình chụp từ vệ tinh và các radar của Nasa cho thấy phần còn lại của Ubar
Thành phố Port Royal, Jamaica
Dấu tích còn lại về thành phố Port Royal dưới đáy đại dương
Bản đồ cũ tái hiện lại về thành phố Port Royal
Thành phố Sodom và Gomorrah ở Trung Đông được nhắc tới trong Kinh cựu ước với câu chuyện về việc chúng bị Chúa phá hủy bằng ngọn lửa khổng lồ. Hầu hết mọi người cho rằng không có bằng chứng nào chứng minh rằng câu chuyện này là sự thật. Nhưng tất cả đều đồng ý rằng phải có một sự kiện nào đó để có thể viết nên câu chuyện trên.
Các nhà khoa học tin rằng “sự kiện nào đó” có thể là một thiên thạch với đường kính gần 1km. Trước khi đâm xuống nước Áo ngày nay, nó đã trở thành một quả cầu lửa đường kính 5km, đâm vào một dãy núi và phát nổ tạo ra một cơn mưa vụn thiên thạch. Đám mây bụi từ vụ nổ phát triển lên khí quyển, mang theo lượng lớn mảnh vụn đá, thiên thạch và các dòng khí siêu nóng vượt qua cả Địa Trung Hải và vươn tới Trung Đông. Họ cho biết nhiệt lượng từ lượng khí này “đủ khả năng để đốt cháy bất cứ vật liệu dễ cháy nào, bao gồm cả tóc và quần áo. Số người chết do đám mây mảnh vụn này còn nhiều hơn số người chết do vụ nổ ban đầu.” Với những nhân chứng thời đó, đột nhiên cả một thành phố bốc cháy chắc chắn là một cảnh tượng không thể nào quên. Và câu chuyện về thành phố bị Chúa trừng phạt cũng xuất hiện từ đó.
Bức tranh “Destruction Of Sodom And Gomorrah” của họa sỹ John Martin
Cho tới năm 1900, Galveston vẫn là một thành phố quan trọng ở Mỹ. Đây là một trong những thành phố cảng nhộn nhịp nhất phía Nam nước Mỹ, thị trường quan trọng của ngành vải sợi thế giới và được mệnh danh là Phố Wall của vùng Tây Nam.
Nhưng vào ngày 8 tháng 9 năm 1900, Galveston bị một trận bão lớn nhất trong lịch sử Mỹ tàn phá, cơn bão được đặt tên là cơn bão Galveston. Đây là thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại lớn nhất về sinh mạng và tài sản của nước Mỹ. Trận bão rất mạnh, đạt tới cấp 4 với sức gió 208km/h khi tiến vào đất liền. Nó còn tạo ra một đợt sóng cao 5m, đánh sập các ngôi nhà và tạo ra một dòng mảnh vụn cao ngang 2 tầng nhà, đánh sập nốt những công trình còn sót lại.
Thành phố Galveston trước thảm họa
Thành phố Galveston sau thảm họa
Kể từ đó, Galveston không còn tìm lại được sự huy hoàng trước đây. Các nguồn lực kinh tế đều đổ dồn về thành phố Houston. Ngày nay, Houston có dân số là 2.1 triệu người. Với Galveston, con số đó vỏn vẹn là 57000 người.
Thành phố Helike, Hy Lạp
Helike là một thành phố cổ của Hy Lạp, bị phá hủy vào mùa đông năm 373 trước Công nguyên. Thành phố này được cho là bị phá hủy sau khi đổ sập xuống lòng đất, bị nhấn chìm dưới nước và rồi bị chôn vùi thêm một lần nữa. Sự phá hủy thành phố này cũng liên quan tới quá trình hóa lỏng cát dưới nền đất. Nhưng thay vì biến thành một dòng chảy xuống biển như ở Port Royal, cát hóa lỏng ngay lập tức và kéo cả thành phố sụp xuống một cái hố có kích thước đúng bằng chính thành phố này. Quá trình này diễn ra mạnh tới mức tạo ra một đợt sóng hướng ra biển, sau đó bật ngược lại tạo thành một cơn sóng thần cao hơn 10m. Kết quả là một khu vịnh nước sâu được tạo ra ngay bên trên thành phố cũ. Và sau hàng trăm năm, phù sa từ các con sông đã vùi lấp toàn bộ con vịnh cùng với cả thành phố Helike bên dưới.
Các nhà khảo cổ chụp ảnh tại khu khai quật thành phố cổ Helike
Theo Tientri