Thứ hai 14/10/2013 09:00
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew cho hay nếu hạ viện Mỹ không thông qua được nâng trần vay nợ trước đây cho hay nếu Hạ viện Mỹ không thồng qua được nâng trần nợ trước ngày 17/10 thì Washington sẽ chỉ còn chừng 30 tỷ USD tiền mặt, đủ chi tiêu trong nửa ngày.
Vàng đang tăng giá, thị trường chứng khoán đang giảm. Các nhà đầu tư lo ngại rằng Quốc hội Mỹ sẽ không kịp nâng trần nợ công. Nếu quyết định rất quan trọng này không được thông qua trước ngày 17/10, nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ chưa từng có.
Đến lúc này, giới chuyên gia quốc tế đã bắt đầu nói về sự sụp đổ kinh tế sắp tới và trao đổi ý kiến về những gì có thể xảy ra với Tổng thống Barack Obama bởi các nhà lập pháp Mỹ vẫn chưa được thỏa thuận về trần nợ.
Một số nhà kinh tế dự đoán rằng, tình trạng vỡ nợ đang đe dọa Mỹ sẽ là nặng nề hơn so với cuộc khủng hoảng năm 2008 và sẽ gây ra thảm họa toàn cầu. Để khắc phục hậu quả của vụ vỡ nợ này sẽ phải mất nhiều thập niên. Nhưng nhà phân tích Anton Soroko của Công ty đầu tư Finam cho rằng nền kinh tế thế giới sẽ không bị sụp đổ. Ông nói: “Nguy cơ vỡ nợ do vấn đề nâng trần nợ công của Mỹ gây ra. Mỹ đã từng mấy lần nâng trần nợ công và chúng ta đã chứng kiến các cuộc tranh luận gay gắt. Các chính trị gia Mỹ lợi dụng vấn đề này để thúc đẩy quá trình thông qua các thay đổi cần thiết cho họ. Theo tôi, lần này cũng có thể tránh khỏi nguy cơ vỡ nợ. Chắc là các đảng sẽ nhượng bộ lẫn nhau và đi đến thỏa thuận cho phép nâng trần nợ”.
Tuy nhiên, nguy cơ trên chưa được khắc phục. Điểm chính gây ra tranh luận là rất rõ ràng: Đảng Cộng hòa yêu cầu Tổng thống Obama tử bỏ cải cách y tế, nếu không sẽ đưa đất nước đến tình trạng vỡ nợ. Ngoài ra, nếu ông Obama không chú ý nhiều hơn đến chính sách đối nội thì có thể nêu vấn đề bất tín nhiệm. Tất cả mọi người đều hiểu rằng, sự bất ổn nội bộ của Mỹ có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với Mỹ trên thế giới.
Đảng Cộng hòa yêu cầu Tổng thống Obama tử bỏ cải cách y tế, nếu không sẽ đưa đất nước đến tình trạng vỡ nợ |
Tại Mỹ, các công chức bước sang tuần thứ hai thất nghiệp kỹ thuật, trong khi ngân sách quốc gia vẫn chưa được thông qua. Đảng Cộng hòa tiếp tục yêu cầu rút luật về bảo hiểm xã hội thì mới bỏ phiếu thông qua luật tài chính, và đe dọa làm tương tự đối với vấn đề nâng trần nợ. Nhiều người e rằng vụ đối đầu giữa các nghị sỹ Cộng hòa và Dân chủ ở Quốc hội có thể làm cho Mỹ không thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, làm nền kinh tế Mỹ và thế giới bị khốn đốn.
Ông John Boehnner – Chủ tịch Hạ viện Mỹ, cho biết có thể Mỹ bị vỡ nợ lần đầu tiên trong kịch sử nếu Tổng thống Obama không tán đồng một thỏa hiệp vấn đề chi tiêu của chính phủ liên bang. Theo dự kiến, Mỹ phải nâng mức trần nợ trước ngày 17/10 để có thể trả khoản nợ của chính phủ.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew mới đây cho hay nếu hạ viện Mỹ không thông qua được nâng trần vay nợ trước đây cho hay nếu Hạ viện Mỹ không thồng qua được nâng trần nợ trước ngày 17/10 thì Washington sẽ chỉ còn chừng 30 tỷ USD tiền mặt, đủ chi tiêu trong nửa ngày.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng một vụ đóng cửa kéo dài của Chính phủ Mỹ có thể gây tổn hại cho nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Nhưng họ nói rằng việc Mỹ vỡ nợ sẽ có những hậu quả tai hại hơn nhiều. Ông Klaus Lares, Giáo sư giảng dạy môn quan hệ quốc tế của Đại học North Carolina, nói rằng sẽ có những hậu quả vô cùng tai hại đối với thế giới đang chật vật hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua.
Giáo sư Larres cho rằng việc Mỹ vỡ nợ có những tác động tức thời trên khắp thế giới. Ông nói rằng điều này có thể phương hại tới vị trí vai trò đồng tiền dự trữ toàn cầu của đồng USD và thậm chí còn anh hưởng tới vai trò của nền kinh tế mạnh nhất thế giới của Mỹ. Ông nói: “Một nước lớn như Mỹ, với vị thế của một siêu cường hàng đầu, mà bị vỡ nợ vì lý do kỹ thuật là một việc chưa từng xảy ra, vì Mỹ vẫn là một nước giầu, vẫn có rất nhiều tiền của”.
Giáo sư Lares nói rằng nhiều người trên thế giới cảm thấy khó hiểu về cuộc khủng hoảng này của Mỹ, đặc biệt là những người ở những nước như Trung Quốc và một số quốc gia khác ở vùng Đông Á. Họ nói: “Mức trần nợ là gì? Tại sao chính phủ cần phải nâng mức trần nợ? Đó là những câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra, vì ngoài Mỹ và Đan Mạch, không có chính phủ của bất kỳ nước nào trên thế giới cần phải nâng mức trần nợ. Vì vậy, không mấy ai thật sự hiểu được điều này”.
Ngoài ra, Giáo sư Larres cũng cho biết những ảnh hưởng của vụ chính phủ đóng cửa vẫn còn tương đối ít, và nếu có một giải pháp kịp thời, tình hình có thể được chỉnh đốn một cách nhanh chóng. Tuy vậy, ông nói rằng một vụ bế tắc kéo dài và một vụ khủng khoảng nghiêm trọng hơn có thể làm lung lay vị lãnh đạo chính trị và kinh tế của Mỹ.
Không chỉ bản thân Mỹ mà nhưng các nền kinh tế khác cũng có thể bị ảnh hưởng nếu Chính phủ Mỹ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Trung Quốc cảm thấy lo ngại về khoản tiền hơn 1.000 tỷ USD mà họ đầu tư ở Mỹ và đang hối thúc nước này nầng trần nợ. Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu khuyến cáo Mỹ nhanh chóng phòng ngừa việc vỡ nợ có thể gây ảnh hưởng tồi tệ tới kinh tế Trung Quốc và toàn cầu với “các bước đi kiên quyết và đáng tin cậy”.
Theo ông Chu Quang Diệu, bắc Kinh, với tư cách chủ nợ lớn nhất của Washington, “đương nhiên quan ngại về các diễn biến trong khó khăn tài chính của Mỹ” và “điều này quan trọng không chỉ cho kinh tế Mỹ mà còn cho kinh tế toàn cầu chúng tôi hy vọng Mỹ hiểu được bài học lịch sử” (ngụ ý tới một vụ tín nhiệm Standard & Poor’s hạ thấp mức xếp hạng vàng từ AAA xuống AA+).
Phan Sương
2013-10-13 18:32:29
Nguồn: http://infonet.vn/The-gioi/Nuoc-My-sap-vo-no/114807.info