ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: thoibaokinhdoanh.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Săn thực phẩm sạch trên mạng: “Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”
Wednesday, October 16, 2013 23:21
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Thời báo Kinh Doanh) – Tránh thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, người tiêu dùng đang chuyển sang “săn” thực phẩm sạch bằng cách đặt rau rừng, thực phẩm sạch trên các trang mạng. Nhưng chất lượng sản phẩm ở những trang web này liệu có tin được, hay lại vô tình đẩy họ vào cảnh “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”?.

Giờ đây, nhiều bà nội chợ đã quay lưng lại với thực phẩm Trung Quốc, không rõ nguồn gốc hay thực phẩm có chất bảo quản để đi săn tìm thực phẩm sạch được rao bán trên các trang web. Vì thế mà hàng loạt trang web nhanh chóng được lập ra.

Dịch vụ như “nấm sau mưa”

Đã thành thói quen, cứ đến thứ 6, chị Mai, quận Tân Bình, Tp.HCM lại vào trang web chuyên cung cấp thực phẩm sạch như bí đỏ, khổ qua rừng, rau rừng, vịt cỏ, gạo cẩm Cai Lậy… để đặt hàng cho cả tuần.

Lướt qua một số trang buôn bán rau sạch được lập trên mạng Facebook như Thực phẩm an toàn, Thủy canh rau sạch, Tiệm lạc xoong, Vườn rau sạch thủy canh hoa hoa… Số khách mua hàng thông qua hình thức đặt hàng trên mạng rất đông, nhất là vào những dịp cuối tuần hay ngày lễ, Tết. Nếu hết hàng nhiều khách chấp nhận đợi đến dịp sau.

Giá bán các loại thực phẩm “sạch” như rau muống: 30.000 đồng/kg, cải các loại, dền, mùng tơi, đay, lang… 40.000 đồng/kg, hành: 80.000 đồng/kg, tỏi: 120.000 đồng/kg, gạo Tám nguyên cám Thái Bình: 27.000 đồng/kg, gạo Cẩm Cai Lậy: 35.000 đồng/kg, gà ta: 170.000 đồng/kg, vịt cỏ: 130.000 đồng/ kg vịt sống, bồ câu: 90.000 đồng/ con…

Nhìn chung giá các loại thực phẩm này thường cao hơn 1 – 2 lần so với giá thị trường, chưa kể chi phí giao hàng.

Khổ qua, rau rừng được chủ web quảng cáo bằng hình ảnh rất “hút” khách

Hình thức đặt hàng chủ yếu là nếu khách hàng mua thực phẩm thì đặt hàng trước và các chủ trang web sẽ chuyển hàng có kèm chi phí giao hàng đến tận nhà. Khách hàng thanh toán dưới 2 hình thức: chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng hoặc đưa trực tiếp cho người giao hàng. Theo một số bà nội trợ, sở dĩ họ chấp nhận chờ và mua với giá cao đó là vì họ tin tưởng vào đó là rau rừng, thực phẩm không chất bảo quản, kích thích.

Trong vai một người đặt mua hàng, tôi được chủ một trang web chuyên cung cấp thực phẩm sạch giới thiệu về chất lượng thực phẩm của họ: “Chị trồng các loại rau xanh: cải, muống, lang, tơi, dền, đay, xà lách… Củ quả thì hái trên vườn của nhà bác trồng trên Đơn Dương (Lâm Đồng). Gà vịt thì ở Đăk Lăk cũng là nhà người quen. Nói chung huy động mọi mối quen biết trong họ hàng, cái gì sạch, tin được thì đem về chia sẻ với mọi người nên số lượng thường không có nhiều để bán, bán hết thì lại phải chờ cây ra đợt sau chứ không lấy hàng ngoài vựa, vì ra đến vựa là họ trộn chất bảo quản rồi”.

Thực phẩm sạch có sạch?

Một thực tế cũng cần phải nhìn nhận là không riêng gì chủ trang web này, mà hàng loạt các trang web kinh doanh rau “sạch” khác cũng khẳng định những điều như trên, khi rao hàng trên mạng. Thực phẩm “sạch” tại các trang web thường chỉ được xác định dựa trên lời giới thiệu của người bán chứ không có kết quả kiểm định của cơ quan chức năng nào về chất lượng sản phẩm.

Ngay cả chị Mai, khi được hỏi về liệu chị có chắc chắn rằng thực phẩm chị đặt mua là sạch và an toàn cho sức khỏe không thì hóa ra chị cũng chỉ tin vào lời rao bán chứ không phải bản thân chị được chứng kiến từng công đoạn nuôi, trồng sản phẩm, chỉ nghe chủ web nói sao thì tin vậy.

Ngoài ra, trào lưu giới thiệu giữa các bà nội trợ cho nhau để đặt mua sản phẩm cũng là yếu tố khiến cho các trang này đắt khách. Theo xu hướng gia đình này mua được rau sạch thì “nhà tôi” cũng phải mua bằng được rau sạch để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình.

Bên cạnh đó, khi chất lượng còn đang là một bài toán bỏ ngỏ thì một số trang web lại lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng để buôn bán hàng kém chất lượng, không bảo đảm và được ngụy trang khéo léo dưới cái mác “sạch và an toàn”.

Chị Hoa (Ba Đình, Hà Nội) trước đây là một tín đồ “săn” thực phẩm sạch trên mạng. Nhưng, từ khi chị đặt mua phải 10kg gạo cẩm Cai Lậy kém chất lượng, chỉ mới bỏ xuống nước chưa chà vo gì mà bao nhiêu chất đen đen trôi bồng bềnh đi hết, lúc lấy lên thì gạo lại là màu trắng, ngửi mùi thì cũng không thơm. Tuy nhiên, khi phản hồi lại với chủ trang web thì họ vẫn cam kết đó là hàng chất lượng và không đổi lại. Qua sự việc đó, chị Hoa cũng rút kinh nghiệm và không còn tin vào những lời quảng cáo đường mật nữa.

Không phải riêng mình trường hợp chị Hoa mà hiện nay cũng có rất nhiều bà nội trợ rơi vào tình cảnh tương tự như vậy, nhưng họ đều phải ngậm ngùi vì lỗi là do mình dễ tin. Một thực tế là mua hàng tại cửa hàng cố định còn chưa biết thế nào đằng này mua hàng qua mạng lại càng khó kiểm soát về chất lượng cũng như độ an toàn thực phẩm.

Khách hàng đặt mua chỉ dựa trên hình ảnh thực phẩm mà chủ web đưa lên là một hình thức thiếu an toàn thậm chí có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Lê Thúy

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.