ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sự thật sau cánh cửa phòng đẻ
Friday, October 11, 2013 0:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Mẹ đừng xấu hổ nếu có lỡ không kiểm soát được việc đi đại tiện của mình trên bàn đẻ nhé.

Càng kề cận ngày lâm bồn chắc hẳn những mẹ bầu mang thai lần đầu tiên sẽ càng lo lắng, bồn chồn, tò mò hơn về những gì sẽ diễn ra sau cánh cửa phòng đẻ. Bạn hãy thử cùng tìm hiểu một chút bật mí nhỏ sau đây để có thể đỡ bỡ ngỡ hơn trong giờ khắc trọng đại ấy nhé.

Mẹ có thể sẽ phải quay về nhà

Bạn có thể đã tìm hiểu rất kỹ các thông tin về dấu hiệu đau đẻ và vui mừng tới bệnh viện khi thấy các cơn co thắt bắt đầu xuất hiện nhưng thực tế là có khá nhiều phụ nữ mang thai lần đầu lại được khuyên nên trở về nhà sau đó. Trong giai đoạn đầu của quá trình đau đẻ, một vài phụ nữ sẽ gặp phải những cơn co thắt như vậy mặc dù cổ tử cung vẫn chưa hề có dấu hiệu thay đổi gì, và có thể bạn sẽ cần phải chờ tới hai đến ba ngày để có thể thật sự được bước vào phòng đẻ. Khi đến bệnh viện với những cơn co thắt như vậy, bạn sẽ được khuyên nên trở về nhà và hãy quay trở lại bệnh viện khi các cơn co thắt mạnh hơn và gần nhau hơn. Tất nhiên, trong trường hợp này, mẹ bầu sẽ không thể nào tránh được cảm giác hụt hẫng và thất vọng khi đang háo hức chào đón bé yêu của mình. 

Mẹ có thể sẽ chẳng thấy bác sĩ đâu

Có thể lần đầu tiên bước vào phòng đẻ, bạn sẽ cực kỳ bất ngờ và lo lắng khi ngay lúc đó lại chẳng có bác sỹ nào bên cạnh mình. Sự thật là một bác sỹ sẽ không luôn luôn sát bên bạn từ lúc bạn vào phòng đẻ cho đến khi bé yêu của bạn được chào đời. Với số lượng mẹ bầu cực nhiều trong các bệnh viện như hiện nay, bạn không thể mong chờ sự hiện diện của bác sỹ cho đến khi bạn đã sẵn sàng cho việc rặn đẻ vì chắc chắn họ sẽ phải quan tâm nhiều hơn đến những mẹ bầu đang gần đến quá trình sinh con hơn. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị cô đơn, lạc lõng một mình vì một nhóm các y tá dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn luôn túc trực bên bạn và thông báo cho bác sỹ một cách nhanh nhất khi nhận thấy thời điểm quyết định của bạn đã đến.

Sự thật sau cánh cửa phòng đẻ - 1
Sự thật là một bác sỹ sẽ không luôn luôn sát bên bạn từ lúc bạn vào phòng đẻ cho đến khi bé yêu của bạn được chào đời. (ảnh minh họa)

Mẹ có thể sẽ được truyền dịch qua tĩnh mạch

Tùy vào bệnh viện bạn chọn cho hành trình vượt cạn của mình mà có thể bạn sẽ được truyền dịch qua tĩnh mạch trong thời gian này. Một số bệnh viện truyền dịch cho bà bầu như một việc tất yếu để tránh mất nước và để tiết kiệm một bước khi bạn cần thuốc giảm đau hoặc Pitocin, một loại hormone tổng hợp giúp kích thích các cơn co thắt tử cung. Đôi khi bạn cũng sẽ được truyền dịch sau khi đã sinh xong em bé để giúp nhau thai được ra nhanh và dễ dàng hơn. Nếu bạn sợ đau hoặc không muốn truyền dịch, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu với bệnh viện về việc này. Ngay cả khi bạn đã được truyền dịch giúp hỗ trợ cho việc sinh em bé, bạn vẫn nên đi bộ nhẹ nhàng, tránh nằm hoặc ngồi yên một chỗ để cho bé có thể xoay đúng được vào vị trí tốt nhất khi chào đời và việc rặn đẻ cũng dễ dàng hơn.

Không kiểm soát được việc đại tiện

Việc chẳng may rặn ra cả phân lúc đang rặn đẻ có lẽ là một viễn cảnh đáng ái ngại và xấu hổ nhất mà những mẹ bầu chưa bao giờ trải qua việc này lo sợ nhất. Nhưng trường hợp này vẫn có thể sẽ xảy đến với bạn vì các lý do sau. Những cơ bắp được bạn sử dụng để đẩy em bé ra ngoài cũng chính xác là những cơ bắp bạn vẫn thường dùng cho việc đại tiện. Vì vậy, nếu bạn đang rặn đúng cách, khả năng bạn sẽ rặn ra những thứ không mong muốn là hoàn toàn có thể. Trong thực tế, hầu hết các mẹ bầu cũng đã ít nhiều đều trải qua việc này trên giường đẻ. Bạn chớ nên lo lắng hay xấu hổ về việc này. Những bác sỹ và y tá chuyên nghiệp sẽ không bao giờ đánh giá hay chê bai bạn vì những việc ngoài tầm kiểm soát như thế này mà sẽ đặt sự ra đời của bé yêu của bạn lên trên hết.

Không dự đoán được các cơn đau

Dù chọn loại đẻ thường hay đẻ mổ hoặc đã được các bác sỹ dự đoán về thời gian và việc khó khăn của lần sinh nở đầu tiên thế nào đi chăng nữa, bạn sẽ không bao giờ có thể biết được mình sẽ trải qua cơn đau đẻ như thế nào. Không ít mẹ bầu được dự đoán là sẽ phải trải qua một ca vượt cạn cực kỳ khó khăn lại có thể dễ dàng rặn đẻ chỉ trong vỏn vẹn có mười phút mà lại chẳng đau đớn mấy. Trong khi đó có rất nhiều chị em nghe mẹ, nghe chị của mình kể lại rằng quá trình sinh nở của họ rất thoải mái, dễ dàng lại khấp khởi mừng thầm nghĩ rằng chắc mình cùng gen, cùng máu thì cũng may mắn dễ đẻ như thế thôi. Thời gian và cường độ đau đẻ của mỗi một phụ nữ là hoàn toàn khác nhau và bạn sẽ chẳng thể biết nổi mình sẽ trải qua cơn đau đớn như thế nào cho đến khi tự bạn trải nghiệm mà thôi.

Giây phút bé chào đời không long trọng như bạn nghĩ

Bạn có thể đang khá căng thẳng chuẩn bị cho sự ra đời của con yêu, một sự kiện chắc chắn là vô cùng thiêng liêng và quan trọng đối với bạn nhưng xung quanh bạn, các y tá vẫn có thể vui vẻ tán dóc về những chuyện chẳng hề liên quan như họ vừa khám phá một nhà hàng với đồ ăn cực ngon hay một cửa hàng quần áo đang bán phá giá. Bạn chớ nên ngạc nhiên hay tức giận về điều này vì có thể đối với bạn đây  là khoảnh khắc vô cùng ý nghĩa nhưng đối với họ đây chỉ là một công việc hàng ngày mà thôi. Các y tá cũng có thể sẽ cố gắng bắt chuyện với bạn, tâm sự để hiểu bạn hơn, giúp bạn phần nào vui vẻ hơn, quên đi mệt mỏi và nỗi đau đớn của việc đau đẻ. Bạn cũng nên nhớ rằng nếu các nhân viên trong ê kíp đỡ đẻ của bạn có thể thoải mái cười đùa với nhau, đó cũng là một dấu hiệu cho thấy rằng họ là một nhóm khá ăn ý và việc đỡ đẻ có vẻ như không phải là một công việc quá khó khăn đối với họ.

Sự thật sau cánh cửa phòng đẻ - 2
Giây phút bé chào đời quan trọng với bạn nhưng chưa hẳn đã là mối quan tâm lớn của bác sĩ, y tá… (ảnh minh họa)

Sau sinh vẫn phải rặn đẻ…

Bạn có thể thở phào nhẹ nhõm nghĩ rằng nhiệm vụ của mình thế là xong khi nhìn thấy con yêu chào đời nhưng thực sự cơn co thắt vẫn hiện hữu vì bạn sẽ còn cần phải rặn ra cả nhau thai nữa. Sau khi dây rốn của bé được cắt, các bác sĩ sẽ kéo nhẹ dây rốn và yêu cầu bạn rặn thêm lần nữa. Sau đó, bác sỹ hoặc y tá sẽ giúp bạn lấy phần nhau thai còn lại ra ngay lập tức hoặc một vài phút sau đó. Đối với nhiều chị em phụ nữ, trong cả quá trình lâm bồn, đây có lẽ là một phiền toái không hề thoải mái chút nào hơn là việc phải chịu đau đớn của rặn đẻ lần hai.

Bác sỹ có thể sử dụng đến cả máy giám sát nhịp tim

Trong quá trình lâm bồn, nhịp tim của bé sẽ được theo dõi bằng điện cực đặt trên bụng của bạn. Nếu một lúc nào đó, nhịp tim có vẻ bất thường hoặc không thể phát hiện được, bác sĩ cho một màn hình quan sát trực tiếp lên da đầu của em bé. Chiếc màn hình này sẽ được đưa qua cổ tử cung và sẽ bám vào đầu của bé. Quá trình này nghe có vẻ thật kinh dị và đáng lo ngại khi một chiếc máy giám sát nhịp tim lại được cho vào sâu một vài milimet trong đầu bé yêu của bạn nhưng thật ra các biến chứng như chảy máu và nhiễm trùng thường rất hiếm. Khi đầu em bé đã xuất hiện , các dây theo dõi nhịp tim sẽ được cắt đi, và sau khi bạn đã hoàn toàn hạ sinh bé, các thiết bị giám sát nhịp tim cũng sẽ được gỡ bỏ ra khỏi da đầu con yêu của bạn.

Bạn có thể nhìn thấy nhau thai

Nếu bạn tò mò, bạn có thể quan sát nhau thai của chính mình. Rất nhiều phụ nữ đã ngạc nhiên khi nhận ra nhau thai của mình có thể to, dài và dày đến như vậy. Màng ối giúp hình thành các túi chứa nước ối cũng sẽ được bạn rặn ra ngoài cùng với khoảng một lon soda máu. Điều này có thể khiến một số người khá kinh sợ khi phải chứng kiến một cảnh tượng “máu me” như vậy nhưng một số bà mẹ lại cảm thấy khá thích thú khi được ngắm nhìn “nơi cư trú” trong suốt chính tháng dài đằng đẵng của con mình.

Bé yêu rất bận rộn sau khi chào đời

Rất nhiều công đoạn sẽ được thực hiện ngay khi bé yêu của bạn được chào đời. Bé của bạn có thể sẽ được sử dụng vitamin K giúp điều trị các cục máu đông và bé sẽ được bôi thuốc mỡ có chứa kháng sinh erythromycin vào mắt để ngăn ngừa nguy cơ bị mù do một số vi khuẩn có thể xuất hiện trong các ống sinh. Và đừng lo lắng nếu tay và chân của bé có màu xanh, chẳng qua bé chỉ đang làm quen với việc trong máu có thêm ô xy, dấu hiệu của việc bé đang tự học thở mà thôi. Bé sẽ mất đi màu xanh này trong chỉ một vài ngày sau đó.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.