ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
“Trên thang điểm từ 1 đến 10, hãy tự đánh giá độ ‘quái’ của bản thân”
Monday, October 28, 2013 11:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


“Trên thang điểm từ 1 đến 10, hãy tự đánh giá độ ‘quái của bản thân”

Chúng tôi xin gửi đến bạn đọc series “Tôi đi thuê” gồm các bài viết chia sẻ kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự do đích thân lãnh đạo cao cấp nhiều công ty lớn trên thế giới chấp bút. Series “Tôi đi thuê” đăng định kỳ vào thứ ba hàng tuần.

Người viết là ông Adam Bryant, người phụ trách mục “Góc văn phòng” của báo New York Times.

Nội dung nổi bật:

- Bạn đã nhàm tai với những câu trả lời kiểu như “Nhược điểm lớn nhất của tôi là làm việc quá chăm chỉ”? Nên hỏi thế nào đẻ ứng viên bộc lộ bản thân, sau đây là một số gợi ý.

- “Trên thang điểm từ 1 đến 10, hãy tự đánh giá mức độ ‘quái đản’ của bản thân”. Xem ứng viên có gì hay.

- “Giả sử chúng ta đã làm việc cùng nhau 6 tháng. Điều gì đến khi ấy tôi mới nhận ra mà ở thời điểm này tôi không thể thấy được?”. Xem tự họ nghĩ gì về mình, có biết mình mạnh yếu ở đâu không.

- “Con người anh sau này khác gì hiện tại” [ứng viên sẽ trả lời "Có"]. Hỏi tiếp, “Thế khác chỗ nào?”. Ứng viên sẽ lộ nhược điểm của mình.


Sau hơn 250 cuộc phỏng vấn các lãnh đạo doanh nghiệp trong chương trình “Góc văn phòng”, tôi đã nghe được một vài câu trả lời vô cùng ngạc nhiên, đặc biệt là các dạng câu hỏi mà họ đã đặt ra cho ứng viên khi tuyển dụng.

Lúc phỏng vấn, lãnh đạo nào cũng gặp phải một vấn đề lớn, ấy là phần lớn ứng viên đã chuẩn bị sẵn câu trả lời cho mọi vấn đề, vì thế, lúc nào ứng viên cũng có thể thao thao bất tuyệt đầy lạc quan về sự nghiệp của mình.

Vậy là khi được hỏi về nhược điểm, ứng viên sẽ cố biến nó thành ưu điểm, ví như: “tôi quan tâm quá nhiều” hay “tôi là người theo chủ nghĩa hoàn hảo” hay “Tôi làm việc quá chăm chỉ”. Các CEO đều đã nhàm tai với những câu trả lời dạng này.

Bởi thế, người lãnh đạo phải đặt ra những câu hỏi khéo léo để kéo các ứng viên ra khỏi kịch bản của họ. Tôi nghĩ về các câu hỏi này như những viên đạn bắn xuyên qua lớp mặt nạ mà người ta trưng ra, và nhờ vậy mà các CEO sẽ cảm nhận được ứng viên này thực sự ra sao, cũng như họ tự ý thức về bản thân như thế nào.

Dưới đây là một vài ví dụ đặc biệt thú vị:

“Trên thang điểm từ 1 đến 10, hãy tự đánh giá độ ‘quái' của bản thân” (1)
Tony Hsieh

CEO Tony Hsieh của Zappos.com:

Trên thang điểm từ 1 đến 10, hãy tự đánh giá mức độ ‘quái đản’ của anh/chị”.

Nếu bạn chỉ được 1 điểm, bạn hơi quá cứng ngắc đối với chúng tôi. Nếu bạn được 10 điểm, bạn có vẻ điên khùng quá mức. Con số vốn không quan trọng, vấn đề ở chỗ: ứng viên trả lời thế nào.

Bởi lẽ, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng: ai cũng lập dị theo một cách nào đó, vì vậy, thật thú vị khi nói rằng chúng tôi chấp nhận và đón nhận cá tính của mỗi người, chúng tôi muốn cái cá tính đó được tỏa sáng trong môi trường làm việc, dù là khi cộng tác với đồng nghiệp hay khi giao thiệp với khách hàng.”

“Trên thang điểm từ 1 đến 10, hãy tự đánh giá độ ‘quái' của bản thân” (2)
Wendy Lea

Trung thực, với cả người phỏng vấn lẫn tự bản thân ứng viên, là chuyện không dễ có được. CEO Wendy Lea của công ty Get Satisfaction có một cách làm khá thú vị:

“Đây là câu hỏi phỏng vấn ưa thích nhất của tôi: “Giả sử chúng ta đã làm việc cùng nhau trong 6 tháng. Điều gì tôi sẽ thấy ở anh/chị sau từng ấy thời gian mà ngay lúc này tôi không thể nào biết được?”

Vấn đề đó có thể tốt hoặc xấu. Tôi sẽ để họ tự quyết định. Hoàn cảnh của con người thật sự quá phức tạp. Tôi không phải một phụ nữ vô cảm. Tôi cũng có tâm trạng, cũng có cảm xúc. Tôi cần người ta chỉ cho tôi thấy sự phức tạp của riêng họ, bởi nếu như họ không có nó, họ sẽ sợ hãi khi làm việc cùng tôi.

Tôi có thể sẽ nghe được câu trả lời kiểu như: “Ồ, chị sẽ thấy là tôi ngập chìm trong công việc”, và lúc đó, tôi sẽ vặn lại: “điều gì/ hoàn cảnh nào khiến cho anh/chị rơi vào tình trạng đó?” Đây không phải một công thức, nhưng nó giúp tôi hiểu được người ta tự nhận thức về bản thân họ như thế nào.

Tôi đã gặp một ứng viên trả lời rằng: “Tôi nghĩ chị sẽ ngạc nhiên khi thấy tôi quyết đoán đến thế nào. Người ta thường nghĩ tôi nhu nhược, bởi tôi có vẻ thế nào cũng được, nhưng tôi quyết đoán hơn những gì tôi thể hiện ra ngoài.

“Trên thang điểm từ 1 đến 10, hãy tự đánh giá độ ‘quái' của bản thân” (3)
Seth Besmertnik

Muốn hỏi về nhược điểm của ứng viên mà không rơi phải nghe những câu trả lời nhàm chán. Hãy xem CEO Seth Besmertnik của công ty Conductor hỏi thế nào:

Đầu tiên, tôi hỏi mọi người rằng họ muốn ở đâu trong tương lai. Khi họ trả lời xong, tôi sẽ hỏi tiếp: “Anh có nghĩ con người sau này của anh sẽ khác với hiện tại hay không?” Họ thường sẽ đáp rằng: “Chắc chắn rồi, tôi sẽ khác chứ.” Thế là, tôi bảo: ”Thế thì anh sẽ khác trước thế nào? Anh cần hoàn thiện nhất điểm nào để đến được nơi mà anh cần phải đến?

Đây là một cách gián tiếp để hỏi mọi người xem họ cải thiện bản thân thế nào. Từ câu trả lời đó, bạn sẽ hiểu rõ rệt họ tự tin đến đâu. Nếu họ tự tin, họ sẽ sẵn sàng thừa nhận nhược điểm, cũng như nỗi bất an của mình. Rồi thì, bạn sẽ hiểu, họ tự nhận thức về bản thân mình như thế nào.”

Xem thêm:

Kiếm hảo thủ, không thuê người đẹp chạy vòng quanh sân

Kéo về công ty những cá nhân siêu việt, làm cách nào?

‘Chém gió’ ít thôi, chạy thử xem nào?

Hà Phương

Theo Trí Thức Trẻ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.