Đúng như tên gọi của nó, triệu chứng thường gặp của nứt gót chân là gót chân bị bong tróc và nứt da, ngứa và chảy máu từ các vết nứt. Đây là rắc rối khá phổ biến đối với nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, tạo cảm giác phiền toái, khó coi, thậm chí là xấu hổ. Vậy đâu là nguyên nhân và hướng điều trị?
Ảnh minh họa.
|
Nứt gót chân thường là do không đủ độ ẩm cho da. Phần da khô ở gót chân bị mất đi độ đàn hồi và tách ra khi trọng lực cơ thể dồn xuống chân. Các triệu chứng càng nghiêm trọng nếu phần da bao quanh viền ngoài của gót dày hoặc bị chai nhiều hơn. Trong trường hợp nặng, các vết nứt có thể gây chảy máu, thậm chí do tổn thương sâu, vi khuẩn và virus xâm nhập có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Có 3 điều kiện góp phần làm cho triệu chứng nứt gót chân tiến triển, đó là da khô do mất độ ẩm, áp lực quá mức lên phần gót chân trong thời gian dài và nguyên nhân từ bệnh tật. Cụ thể, gót chân thường bị mất độ ẩm tự nhiên do: Không giữ ẩm cho bàn chân thường xuyên; Mất nước hoặc không uống đủ nước; Sử dụng xà phòng có chất tẩy mạnh; Nước tắm quá nóng; Ngâm chân trong nước nóng quá lâu hoặc quá thường xuyên. Trong khi đó, áp lực kéo dài quá mức đối với phần gót chân phát sinh từ: Đi bộ hoặc đứng lâu, đặc biệt là trên sàn cứng; Người béo phì hay mang thai làm tăng áp lực đối với lớp mỡ bình thường dưới gót chân, làm cho nó “dạt” sang hai bên, khi đó nếu da không có độ dẻo dai và linh hoạt, áp lực có thể gây ra vết nứt; Giầy dép không có các miếng đệm hỗ trợ cho phần gót chân.
Một số rối loạn và các loại bệnh như suy giáp, bệnh vẩy nến, eczema, viêm da dị ứng, đặc biệt là bệnh tiểu đường… cũng có thể dẫn đến nứt gót chân. Người dùng thuốc kháng histamin và thuốc lợi tiểu cũng được xem là có hiện tượng gót khô. Loại trừ nguyên nhân lão hóa do tuyến mồ hôi ở bàn chân giảm hoạt động, người trẻ nếu thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết cũng có thể khiến gót chân bị nứt nẻ.
Ngoài ra, các yếu tố môi trường xung quanh như tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời rất lạnh hoặc nóng, trong khi môi trường trong nhà quá khô cũng có thể gây nứt gót chân. Một số nguyên nhân bất ngờ khác là phụ nữ đi dép hở gót mỗi ngày hay không chăm sóc và duy trì vệ sinh chân đúng cách.
Lưu ý khi điều trị
Trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm điều trị nứt gót chân, muốn hiệu quả cần kết hợp chăm sóc da với dùng kem chuyên trị nứt gót. Một sản phẩm tốt trước hết phải làm cho triệu chứng giảm đi một cách nhanh chóng, kết quả có thể thấy rõ trong vòng 5 ngày sử dụng. Sản phẩm đó phải cùng lúc phát huy 3 tác dụng: tróc da, làm mềm và dưỡng ẩm cho da bằng cách hình thành một lớp bảo vệ để làm giảm đáng kể các triệu chứng nhám, da dày lên và nứt khô.
Trong thành phần thuốc, hãy chú ý đến axit lactic và malic giúp tẩy tế bào chết trên bề mặt da, đồng thời cung cấp độ ẩm tối đa để nuôi dưỡng, chữa lành và làm mềm da. Nó cũng là lớp bảo vệ ngăn ngừa sự thất thoát của bã nhờn và các loại dầu tự nhiên có trong da. Bên cạnh đó là các dưỡng chất như vitamin E, dimethicone và chất siêu dưỡng ẩm natri PCA (hiệu quả hơn glycerine 50%), kết hợp với dầu mầm lúa mì cho các hiệu ứng nhanh trông thấy. Quan trọng nhất là thuốc phải chứa ít nhất 25% urea, một thành phần có tính chất nền tảng cho việc duy trì lớp ngoài của da, có độc tính thấp và ít gây dị ứng.
2013-10-01 23:24:24
Nguồn: http://giadinh.net.vn/suc-khoe/tri-nut-got-chan-hieu-qua-trong-mua-hanh-kho-2013100202039963.htm