ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infotv.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam: Xu hướng đang giảm xuống?
Tuesday, October 15, 2013 2:06
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(InfoTV) – Theo báo cáo của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 9 tháng đầu năm 2013, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam chỉ đạt 9,93 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2012.

- Xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản tiếp tục giảm- Chặn đà suy giảm nông sản

Nguyên nhân chính được cho là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh gay gắt…. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, chất lượng thấp, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường mới là nguyên nhân chính.

Theo thống kê, Việt Nam là một trong 3 nước có số lượng lô hàng nông sản xuất khẩu bị trả về nhiều nhất. Nguyên nhân được cho là do nông sản Vicác mặt hàng nông sản của Việt Nam thường thiếu kiểm soát chặt chẽ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và vật tư đầu vào.

Cụ thể, ở các thị trường châu Âu, Nhật Bản, Mỹ nơi có những quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm thì Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ sản phẩm bị từ chối nhập khẩu cao nhất. Đối với EU, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nông sản bị từ chối nhập khẩu cao nhất vì dư lượng kháng sinh cao. Trung bình mỗi năm, nước ta bị thiệt hại hơn 14 triệu USD do hàng xuất khẩu bị trả lại.

Theo ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc kinh doanh Công ty Tân Minh, việc xuất khẩu sang thị trường Trung Đông hoặc Châu Á với những yêu cầu về các tiêu chuẩn là rất thấp. Tuy nhiên đối với thị trường Châu Âu hay Mỹ thì các mặt hàng của chúng tôi khi đem đi kiểm dịch thường cao hơn so với tiêu chuẩn của họ nên không thể thâm nhập vào thị trường và bị trả về.

Còn bà Nguyễn Thị Minh Thuý, Phó phòng Hợp tác quốc tế (Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương) cho hay, các sản phẩm của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu gặp rất nhiều rào cản, đặc biệt là rào cản pháp lý và rào cản riêng.

Rào cản pháp lý là rào cản về mặt thị trường mà nhà nước hoặc các thị trường Châu Âu người ta quy định rõ ràng. Còn rào cản riêng là của chính nhà nhập khẩu tức là các công ty nhập khẩu họ sẽ có những quy định riêng như quy tắc ứng xử, hay quy định về môi trường về an toàn thực phẩm.. Cho nên sản phẩm của VN muốn tiếp cận thị trường này thì cần phải vượt qua được 2 rào cản đó.

Một thách thức lớn nữa trong sản xuất nông nghiệp nước ta cần phải kể đến là tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, hàm lượng khoa học công nghệ thấp. Cung cách sản xuất tuỳ tiện, không quan tâm đến chất lượng sản phẩm và sức khoẻ con người của nhà sản xuất, cùng với việc quản lý thiếu chặt chẽ của ngành chức năng, điều này đã khiến người tiêu dùng trên thế giới e ngại về nguồn gốc, chất lượng các mặt hàng nông sản Việt nam.

Đây chính là điểm hạn chế khiến, làm giảm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích người tiêu dùng, nhà sản xuất, doanh nghiệp cũng như của chính người nông dân.

Trao đổi với ông Lê Đức Thịnh, Viên chính sách &chiến lược phát triển NNNT, ông cho rằng, Việt Nam đang thiếu một quy chuẩn về chất lượng cho các vùng nguyên liệu xuất khẩu trong nước. Gần đây mặc dù chúng ta đã đưa vào áp dụng quy trình VietGap tuy nhiên mới chỉ là bước đầu và việc áp dụng cũng chưa được sâu và rộng khắp.

Về vấn đề này, theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – (Viện phó Viện chính sách &chiến lược phát triển NNNT) cho rằng, hiện nay chúng ta từ khâu đầu vào đến khâu sản xuất rồi đến khâu thu gom, chế biến có hàng triệu hộ nông dân nhỏ lẻ, hàng vạn người buôn bán nhỏ lẻ tham gia…Khu vực này cũng chỉ thực hiện buôn bán trao tay và tín hiệu phát ra thị trường cũng chỉ là tín hiệu giá cả chứ không phải là tín hiệu về chất lượng.

Sự hạn chế về chất lượng, về quy trình chế biến đã khiến cho chất lượng của hàng nông sản xuất khẩu Việt nam thiếu ổn định và ngày càng có xu hướng đi xuống. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp đã né tránh việc minh bạch thông tin sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ cũng làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các phẩm nông sản của Việt Nam.

Năm 2015, khi hiệp định thương mại tự do Asean AFTA phát huy hết tác dụng, hiệp định TPP đang đàm phán cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó hàng loạt thách thức mới cũng sẽ xuất hiện. Do vậy ngành nông nghiệp cần phải có những chuẩn bị kỹ lưỡng để phát huy tối đa ưu điểm cũng như những thay đổi căn bản về quy trình sản xuất để không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu nông sản cả về lượng và giá trị.
 

InfoTV
Ngọc Linh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.