(Quốc Phòng) – Trung Quốc bộc lộ quân bài của mình mà không cần chờ đến hội nghị thượng đỉnh APEC khai mạc tại Bali, Indonesia vào ngày 7-8/10. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất lập ra trong khu vực một con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21. Phát triển giao thông là một trong những chủ đề chính của cuộc họp các nhà lãnh đạo kinh tế châu Á và Thái Bình Dương.
Sáng kiến này được công bố ở Indonesia và cụ thể hóa tại Malaysia. Các quốc gia này là nơi mà nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đến thăm trong chuyến công du đầu tiên tới khu vực Đông Nam Á, trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh APEC. Đề xuất chủ yếu hướng đến các doanh nghiệp và chính trị gia ưu tú của các nước ASEAN.
Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. Năm ngoái, kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 400 tỷ USD. Đầu tư lẫn nhau vượt quá 100 tỷ USD.
Theo Chủ tịch Trung Quốc, đó là cơ sở tốt cho con đường tơ lụa trên biển. Nó thực sự có thể đưa kim ngạch thương mại giữa các bên lên khoảng 1 nghìn tỷ USD trong năm 2020.
Nhưng con đường tơ lụa biển có thể đi qua những rạn san hô nổi tiếng. Những người tham gia hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ thảo luận về cách tránh chúng.
Tập Cận Bình đề xuất con đường Trung Quốc: dựa vào sự tin tưởng, cùng có lợi, sống trong sự hòa hợp hoàn hảo – cởi mở và khoan dung. Hơn nữa, việc đó sẽ nêu lên tấm gương cho phần còn lại của cộng đồng quốc tế noi theo và từ bỏ chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Trung Quốc muốn mở con đường tơ lụa trên biển |
Các chuyên gia của Viện nghiên cứu chiến lược Nga Azhdar Kurtov cho rằng điều đó sẽ có lợi cho mỗi nền kinh tế mà các nhà lãnh đạo đại diện tại hội nghị thượng đỉnh Bali:
“Ở nhiều nước APEC, nếu đơn độc một mình sẽ không thể đối phó với một số quốc gia can thiệp vào tự do thương mại bằng chủ nghĩa bảo hộ. Vẫn còn rất nhiều nỗ lực để khẳng định bản thân trong thị trường toàn cầu không phải do mở rộng xuất khẩu sản phẩm của mình, mà bằng cách cố tình tạo ra hàng rào bảo hộ để hỗ trợ ngành công nghiệp của mình hoặc các ngành khác bao gồm nông nghiệp. Bảo hộ cản trở sự phát triển của toàn bộ khu vực, bao gồm cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và cần phải có ý chí chính trị mạnh mẽ để giải tỏa trở ngại lớn nhất đó trong thương mại thế giới.”
Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các tuyến đường thương mại truyền thống được thiết lập trên biển. Nhưng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trong khu vực đã không theo kịp với sự năng động của mối quan hệ kinh doanh, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bali nên đề nghị làm thế nào để thu hẹp khoảng cách này. Dự trữ và cơ hội được Azhdar Kurt thuyết phục:
“Điều quan trọng là có nhiều cơ hội mới để tăng cường đội tàu thương mại, điều chỉnh các quy tắc cho tàu qua eo biển quốc tế, hiện đại hóa hạ tầng cảng biển để tăng tốc độ xử lý hàng hóa. Hiệu quả nhất là phối hợp tiềm năng của tất cả các đối tác. Hội nghị thượng đỉnh APEC đang cố gắng đảm nhiệm vai trò này.”
Ông Azhdar Kurtov cho rằng Nga có thể mang lại nhiều đóng góp vào việc lập ra Con đường tơ lụa trên biển, nâng quan hệ với các đối tác thương mại truyền thống và mới lên cấp độ mới:
“Ở đây có một lĩnh vực lớn cho hợp tác phát triển, bao gồm cả hợp tác thương mại. Tôi tin chắc rằng hiện đại hóa các cảng của Nga ở vùng Viễn Đông sẽ mở ra cơ hội mới cho xuất khẩu của Nga vào khu vực.”
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ phát biểu tại Bali vào ngày 7/10, tiếp theo Tổng thống Vladimir Putin. Phát biểu trước nhà lãnh đạo Nga, theo dự kiến là Tổng thống Mỹ. Nhưng Barack Obama sẽ không đến dự họp với các đồng nghiệp của mình. Ông không thể quan tâm đến Con đường tư lụa trên biển – tại Hoa Kỳ đang diễn ra cuộc khủng hoảng chính trị, chính phủ Mỹ thực sự bị tê liệt.
Ông Tập Cận Bình đã đề xuất xây dựng con đường tơ lụa mới trong chuyến thăm ông du đến một loạt các quốc gia Trung Á trong đó có Turkmenistan, Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan từ ngày 3-13/9.
Báo Bưu điện Hoa Nam ngày 8/9 đưa tin, trong bài phát biểu tại đại học Nazarbayev tại Astana, Kazakhstan, ông Tập Cận Bình kêu gọi xây dựng một vành đai kinh tế con đường tơ lụa trong khu vực, liên quan đến việc cải thiện cơ sở hạ tầng để chuyển hướng từ Thái Bình Dương đến biển Baltic cũng như mạng lưới giao thông kết nối Đông – Tây – Nam châu Á.
Con đường tơ lụa mới mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhắc tới trong chuyến công du các nước Trung Á hồi đầu tháng 9/2013 trên thực tế không phải là một khái niệm xa lạ. Người Mỹ vốn đã theo đuổi một phiên bản Con đường tơ lụa mới, theo đó biến Afghanistan thành trung tâm của một mạng lưới thương mại, truyền thông và chuyển giao năng lượng, làm cầu nối Trung Đông và Trung Á với các thị trường ở Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á.
Bà Hillary Clinton khi còn là Ngoại trưởng Mỹ đã từng nói: “Chúng ta hãy xây dựng một Con đường tơ lụa mới cho chúng ta”. Những nguồn khoáng sản khổng lồ ở Afghanistan và dầu khí dồi dào của các nước Cộng hòa Trung Á đang khiến các nền kinh tế hàng đầu thế giới đều thèm khát và ấp ủ những dự án đầy tham vọng trên “Con đường tơ lụa thời nay” nhằm mục đích chủ yếu tập trung vào vận chuyển năng lượng và các loại khoáng sản.
Bằng chuyến công du tới 4 nước Trung Á, ông Tập Cận Bình đã khẳng định quyết tâm của Trung Quốc trong việc xây dựng một con đường tơ lụa mới. Ông Tập nói: “Tôi dường như có thể nghe thấy tiếng chuông lạc đà và nhìn thấy làn khói bụi của những đoàn người đi trên sa mạc”.
Cũng theo ông Tập, Trung Quốc đang tập trung nỗ lực để củng cố sức mạnh trên biển nhưng sẽ không quên củng cố mối quan hệ với Trung Á, con đường tơ lụa mới sẽ giúp mở rộng lợi ích của Trung Quốc và đáp ứng nhu cầu cực lớn về năng lượng của nước này.
Ông Wang Jisi – Trưởng khoa Quan hệ quốc tế, đại học Bắc Kinh, cố vấn thường xuyên của Chính phủ Trung Quốc về các vấn đề đối ngoại cũng chính là kiến trúc sư “chính sách hướng Tây” của Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc không cần phải chờ đợi người Mỹ. Cũng theo ông Wang, Trung Quốc không cần phải hạn chế bản thân để có thể trở thành một sức mạnh ở châu Á – Thái Bình Dương và một cường quốc hàng đầu thế giới.
2013-10-05 16:15:12
Nguồn: http://phunutoday.vn/quoc-phong/trung-quoc-duoc-gi-sau-quan-bai-“con-duong-to-lua”-33128.html