Chuyện về những chiếc dây xích ở Miền Đồi Lạc Sơn
Wednesday, November 20, 2013 7:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Thầy Lê Anh Xuân – Hiệu trưởng trường Tiểu học Miến Đồi – huyện Lạc Sơn- tỉnh Hòa Bình chỉ những chiếc dây nhông xích được gắn 2 dây với nhau song song bằng những đoạn sắt nhỏ vừa vặn với chiều ngang bánh xe máy: Đó là vật bất ly thân của các thầy cô giáo trong những ngày mưa. Nếu thiếu nó – những sản phẩm của“sáng kiến” tự chế này, chắc các thầy cô giáo ở xã Miền Đồi không thể đến trường.
Chia quà cho các em học sinh.
|
Gian nan để được làm Thầy
Các trường của xã Miền Đồi huyện Lạc Sơn – tỉnh Hòa Bình đều nằm cheo leo trên triền đồi. Để đến được lớp, các thầy cô giáo phải vượt qua vài con dốc dài dựng đứng đường đất đỏ. Ngày nắng bụi mù mịt và ngày mưa thì trơn như bôi mỡ, đi lại là cả một vấn đề. Đã không ít lần các thầy cô giáo té ngã trên những đoạn đường dốc trên, đất đỏ dẻo quánh. Đường xa cũng không thể đến trường nếu không đi bằng phương tiện. Loay hoay mãi với vấn đề đi lại, cuối cùng trong cái khó ló ra sáng kiến, thiết bị chống trơn tự chế cho xe máy ra đời đã trở thành phương án cứu cánh cho chuyện đi lại của các thầy cô. Chiếc xích quấn ngoài quanh vòng bánh xe khi di chuyển đến đâu, bánh xe bám chặt vào mặt đường đến đó, phát huy được tác dụng hữu hiệu khi di chuyển. Các thầy cô đã vượt qua được trở ngại khi di chuyển nhưng vẫn chưa hết: các em học sinh ở rải rác trên các quả đồi chứ không tập trung, mỗi khi thời tiết xấu, đi lại khó khăn, nhất là các em học sinh ở trường Tiểu học Miền Đồi còn nhỏ nên được bố mẹ cho nghỉ học ở nhà, vì thế mà các lớp học vắng tanh, có khi cả tuần phải dồn lớp vì học sinh vắng quá. Thế là các thầy cô lại đến từng nhà vận động để người lớn cho các em học sinh đến lớp.
Do thời tiết xấu, đi lại khó khăn, các thầy cô kiêm nhiệm thêm cả việc đón học sinh, chở các em qua những đoạn dốc dựng đứng trơn nhẫy. Tấm lòng và nhiệt tình của các thầy cô đã làm bố mẹ học sinh cảm động, lớp học trở lại đông vui đều đặn. Ngày nắng cũng như ngày mưa các em đều đến lớp. Để có được niềm vui ngày ngày đứng lớp mang con chữ, truyền kiến thức cho các em như thế, các thầy cô ở trường Tiểu học Miền Đồi đều tự nguyện hy sinh rất nhiều. Tuy là một trường nằm trong vùng khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất còn sơ sài, thiếu thốn đủ bề nhưng trường đã nhiều năm đạt danh hiệu trường xuất sắc, có nhiều em đạt học sinh giỏi trong các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh.
Cô Nguyễn Thị Lệ, thầy Lê Anh Xuân và bà Lê Thị Bình (tính từ trái qua phải) tại trường Tiểu học Miền Đối.
|
Gian khổ không sợ bằng bệnh tật
Gian khổ không sợ nhưng điều làm các thầy cô lo lắng nhất là sau nhiều năm sống trong điều kiện gian khổ như vậy, luôn vất vả với những lần căng mắt, căng tay, gồng mình điều khiển xe vượt chặng đường đất đỏ dốc đã lổn nhổn nên hầu hết các thầy cô đều mắc các bệnh thông thường khiến nhiều khi cũng lực bất tòng tâm dù lửa nhiệt huyết của người thầy chưa bao giờ tắt. Cô Nguyễn Thị Lệ đã nhiều năm chinh phục các đoạn đường dốc để đến trường với những sợi dây xích đều nhưng đột nhiên mấy năm trở lại, cô bị đau bụng, đi ngoài không kiểm soát lúc táo lúc lỏng, bụng hay chướng, đầy hơi, ăn không tiêu vì thế mà cơ thể sút đi nhanh chóng, sức khỏe yếu, bệnh viện cho kết quả cô bị Viêm Đại tràng. Các thầy cô giáo khác cũng mắc các bệnh thông thường như đại tràng, khớp, rối loạn tiêu hóa… ảnh rất nhiều đến công việc giảng dạy. Bản thân em gái cô Lệ là cô giáo Nguyễn Thị Hằng cũng bị bệnh đau khớp. Ngày ngày vượt quãng đường hơn chục cây số đối với cô Hằng là cả một vấn đề, các khớp luôn cứng, hay đau nhức, nhất là khi mùa đông,. tìm thuốc chữa chạy nhưng bệnh chỉ đỡ trong thời gian ngắn rồi lại tái phát chứ không khỏi dứt.
Yêu nghề, yêu các em học sinh nên các cô vẫn cố gắng đến lớp đều nhưng cũng không biết với bệnh tật dai dẳng như vậy thì mình sẽ trụ với nghề được đến khi nào. Cô Lệ kể: 2 chị em cô đã uống qua nhiều loại thuốc nhưng hầu như bệnh chỉ đỡ chút ít rồi lại tái phát, có đợt cô đi ngoài ra cả máu tươi lênh láng, người rất yếu mà chữa mãi không khỏi nên nhiều lúc cũng thấy mệt mỏi chán nản vì bệnh gây quá nhiều phiền phức và ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc của cô. Gian khổ cô không ngại nhưng chỉ mong mình có sức khỏe để tiếp tục đem nhiệt huyết nghề giáo đến với các em. Chia tay các thầy cô, tôi chỉ biết chia sẻ tâm tư và cầu mong ước nguyện của các thầy cô tìm được thuốc chữa khỏi bệnh để có sức khỏe trở thành hiện thực.
Một cái kết có hậu
Sau một hơn một năm cuốn vào guồng quay công việc, quay trở lại trường Tiểu học Miền Đồi thấy đã có nhiều đổi thay. Trường đã khang trang hơn, không còn xập xệ nhà tranh vách đất như trước. Đặc biệt là các thầy cô đã khỏe mạnh vui tươi hơn. cô giáo Lệ ríu rít, giọng vui lắm. Cô cho biết mình đã thật sự hết bệnh đại tràng, giờ người béo khỏe lên nhiều. Có một điều may mắn là khi chữa mãi không khỏi nên chán nản định buông xuôi thì lại có người lặn lội đường xa đến tận trường tặng cho các thầy cô thuốc quý. Có một người tên là Lê Thị Bình biết các thầy cô trong trường đam mê hết lòng với nghề, dù sống và giảng dạy trong điều kiện khó khăn thiếu thốn mà không quản khó khăn gian khổ, ấn tượng nhất là các thầy cô giáo vượt đường trơn bằng nhông xích quấn quanh bánh xe nên chị rất cảm kích. Chị đã đích thân đến tận nơi để tặng cho trường 1 bộ Âm ly làm phương tiện giảng dạy, tặng kinh phí để lát sân trường cho sạch sẽ và tăng 500 suất quà cho các em học sinh là những đồ dùng học tập các em cần như cuốn vở, bút… Quà cho các thầy cô giáo là những sản phẩm do chính chị bỏ tâm sức nghiên cứu ra và tặng đúng người đúng bệnh. Cô giáo Lệ được tặng Đại tràng Tâm Bình, cô xin thêm Viên Khớp Tâm Bình về cho em gái mình dùng.
Cô Lệ phấn khởi cho biết: Đến nay tính ra hơn một năm rồi từ khi thấy đỡ bệnh sau khi sử dụng Đại tràng Tâm Bình không còn thấy bệnh tái phát, coi như là khỏi hẳn rồi. Em gái bị khớp dùng Viên Khớp Tâm Bình cũng thấy đỡ bệnh nhiều lắm, trái gió trở trời không còn bị đau khớp nữa. Sản phẩm của Tâm Bình đều làm hoàn toàn từ thảo dược nên dùng êm lắm, không lo tác dụng phụ gì, uống vào thấy khỏe người, thấy yên tâm lắm.
Niềm vui có sức khỏe được nhân đôi khi cả hai chị em đều vượt qua bệnh để tiếp tục truyền chữ cho các em. Ở trường cũng nhiều thầy cô giáo được tặng các sản phẩm khác như Rối loạn Tiêu hóa Tâm Bình, Viên Gout Tâm Bình sau khi sử dụng đều khen tốt, bệnh đỡ nhiều, người khỏe ra. Món quà quý nhất với chúng tôi chính là món quà sức khỏe mà chuyên gia Lê Thị Bình cùng với công ty Dược phẩm Tâm Bình mang lại. Quả là trời không phụ lòng người, chúng tôi lại tiếp tục trụ vững với nghề Giáo rồi.
Bùi Kim Xuyến
2013-11-20 06:09:09