ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cuộc trò chuyện với kẻ sát nhân khét tiếng trước giờ tử hình
Tuesday, November 19, 2013 18:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Joseph Paul Franklin là một kẻ sát nhân hàng loạt khét tiếng người Mỹ. Y đã bị kết án tử hình, và 6 năm tù chung thân. Hôm nay là ngày thi hành án tử hình của Franklin.

Franklin tiết lộ đã từng cố giết hai người lỗi lạc là nhà xuất bản tạp chí Larry Flynt vào năm 1978 và một nhà dân quyền Vernon Jordan vào năm 1980. Cả hai đều sống sót mặc dù bị thương.

Tòa án bang Missouri đã định ngày 20/11 là ngày thi hành án tử hình. Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ đã tuyên bố định đoạt ngày xử tử này, tòa án tối cao “đã có một bước quan trọng để công lý được thực thi dành cho những nạn nhân và gia đình của họ.”

Cuộc trò chuyện cuối cùng với tên sát nhân giết người hàng loạt

Joseph Paul Franklin nói với phóng viên Kyung Lah báo CNN từ nhà tù nơi y sẽ bị định đoạt xử tử vào ngày 20/11.

Dưới đây là cuộc trò chuyện được đăng tải trên báo CNN:

Joseph Paul Franklin thản nhiên và trông vô thức khi kể về các nạn nhân của y.

“Anh có biết mình đã giết bao nhiêu người không?”

 “Tôi không để ý. Theo tôi là khoảng 20 người. Trong đó, có hai cậu bé khoảng tầm 13, 14 tuổi. », Franklin thẳng thừng nói.

Franklin đã rời xa cuộc sống trong thế giới thực 30 năm và sống cuộc sống của một kẻ tử tù sau song sắt.

Tôi và phạm nhân đã có một buổi gặp nhau ở nhà tù Bonne Terre, bang Missouri, trước khi y bị xử tử bằng cách tiêm thuốc độc vào ngày 20/11.

Giữa tôi và tên sát nhân hàng loạt được ngăn cách bằng một bức ngăn bằng kính. Franklin được những người gác ngục gắn một micro không dây vào người và tôi phỏng vấn y qua điện thoại. Franklin bị cùm cổ chân, tay bị trói sau lưng, mái tóc rối bù nhưng trông vẫn còn sức sống, trái ngược với trạng thái biểu cảm của y khi kể về các nạn nhân mà y đã sát hại.

Dưới đây là một trong những cuộc phỏng vấn cuối cùng tên sát nhân giết người hàng loạt này cung cấp trước khi chết.

« Tôi cảm thấy như thể mình đang ở trong một cuộc chiến tranh và tính mạng của người dân da trắng đã bị đe dọa lúc đó. »  Anh ta ví mình như một tay súng bắn tỉa “thực hiện một nhiệm vụ”, và kẻ địch là những người da đen và các cặp đôi đồng tính.

« Nhiệm vụ của anh là gì ? ». « Để châm ngòi cho một cuộc chiến »

Franklin đã cố gắng hoàn thành mục tiêu này từ năm 1977-1980, với hơn một chục vụ cướp ngân hàng cộng với các vụ giết người. Y bám theo nạn nhân, luôn tìm một địa điểm thích hợp với một tay súng bắn tỉa, quan sát phạm vi bắn bằng một khẩu súng hạng nặng, và đợi thời cơ trừ khử mục tiêu.

Hứng thú với bản tuyên ngôn của Hitler

Y cho biết bản thân căm ghét nguồn gốc và sự giáo dục mà mình có được. Franklin có tên khai sinh là James Clayton Vaughn, sinh ra ở Mobile, bang Alabama, Mỹ, với một tuổi thơ nghèo đói và bị bạo hành.

Y nói: « Mẹ không chăm sóc chúng tôi », và cho rằng điều đó đã ảnh hưởng đến cảm xúc và làm kiềm hãm sự phát triển trí óc của y. Y nói rằng mình bị nhốt, bị đói và không được chơi đùa với những đứa trẻ khác, « Tôi luôn trưởng thành hơn người khác 10 năm hay nhiều hơn thế. »

Y đã tìm được một gia đình và sống thoải mái trong những nhóm người ủng hộ quyền tối thượng của người da trắng (tức người chủ trương kỳ thị chủng tộc, xem bất cứ ai có nguồn gốc châu Phi da đen là thua kém về đạo đức và trí tuệ, như thế là thuộc thành phần hạ đẳng) ở Nam Mỹ vào những năm 1960.

Bản tuyên ngôn theo kiểu tự truyện « Mein Kampf » của tên trùm phát xít Hitler thúc đẩy y chuyển từ căm ghét sang hành động, khiến y cảm thấy «tâm trí thay đổi mạnh mẽ. Đó là một cuốn sách kinh dị.»

Y đổi tên thành Joseph Paul Franklin vào năm 26 tuổi. Cái tên Josheph Paul nhằm tôn vinh mục sư Paul Joseph Goebbels, và Franklin là họ của nhà sáng lập nước Mỹ Benjamin Franklin.

Y đã săm một hình thần chết hung dữ lên cánh tay phải như là « một biểu tượng cho nhiệm vụ ». Y cho tôi xem hình săm với màu mực đã bị phai mờ và rất khó để nhìn thấy theo thời gian. Y kể còn yêu cầu săm chữ « Helter Skelter » liên quan đến tên sát nhân giết người hàng hàng loạt Charles Manson màu đỏ và có hình máu nhỏ giọt xuống, nhưng đã bị nghệ nhân săm từ chối.

Franklin nói y bị ám ảnh việc giết người để làm mẫu cho người khác. Y nói : «Một lần tôi bắt đầu hành sự và chỉ cho họ cách giết người, những người thuộc nhóm kỳ thị người da đen khác đều làm lại giống tôi. »

« Anh có nghĩ mình là một anh hùng cho những nhóm người phẫn nộ đó không ? »

Y nói rồi cười : « À, đó là những gì họ nói về tôi. Tôi thích những người giống mình, và như mọi người, tôi thích được yêu thương hơn là bị ghét bỏ »

« Thậm chí nếu họ là một nhóm người xấu ? »

« Đúng vậy, và dù vậy họ không phải là những người duy nhất yêu quý tôi. »

« Tại sao còn có những người khác yêu  quý anh ? »

« Khi bạn đồng ý cam kết chống lại một nhóm người cũng đồng thời một giao ước đã được tiến hành, dường như bạn thuộc về họ. »

Những tội ác sát nhân

Franklin nói về tội ác khiến y phải chịu án tử hình. Vào ngày 8/10/1977, Franklin đang ở ngoài giáo đường Do thái Brith Sholom Kneseth ở St. Louis, Israel . Có khoảng 200 khách đang rời khỏi quán bar. Y đã bắn chết Gordon trước mặt vợ ông và ba đứa con ông.

Còn có rất nhiều nạn nhân khác ở khắp đất nước.

Franklin đã giết một cặp đôi bởi vì họ có cùng chủng tộc. Y cũng tiết lộ với cnarh sát rằng một nữ sinh đại học đã nổi giận với y khi cô hẹn hò với một người đàn ông Jamaica. Y đã bắn chết cô sau đó.

Tại Cincinnati, Franklin đã nằm đợi một cặp đôi đồng tính Dante Evans 13 tuổi và anh họ Darrell Lane 14 tuổi đang tản bộ trên đường. Y đã bắn cả hai bằng khẩu súng bắn tỉa, và đánh thêm hai lần nữa vào nạn nhân để đảm bảo rằng họ đã chết.

Joseph Deters, người đã khởi kiện tên sát nhân khi đó đã nói rằng : « Hắn ta thật ghê tởm. Không có từ nào có thể miêu tả được. Và những gì hắn đã làm với hai đứa trẻ vì màu da của chúng là không thể hiểu được. »

Franklin cũng đã nhắm đến những mục tiêu cấp cao, khi bám theo nhà lãnh đạo dân sự Ấn Độ năm 1980 Vernon Jordan. Tên sát nhân đã ngồi bên ngoài khách sạn của «con mồi » và chời đợi. Jordan đã bị thương nặng sau đó nhưng không chết.

 « Tôi sẵn sàng nghe theo ý của Chúa. »

Y nói : « Theo Kinh thánh, khi ai đó hối lỗi, Chúa sẽ tha thứ cho họ. Mọi thứ sẽ đi vào quên lãng, nếu được tha thứ. Nhưng Nhà nước không nghĩ theo cách đó. »

Y nói mình đã không còn có thể gây nguy hiểm và không phải là một người phân biệt chủng tộc nữa.

« Anh có ghét khi phải nhìn tôi không ? Tôi không phải là người da trắng. »

« Tôi không căm ghét anh. Và thậm chí khi anh không phải là một người phụ nữ. Anh hiểu ý tôi chứ ? »

« Nhưng anh đã bắn rất nhiều phụ nữ. » Y gật đầu : « Đúng. Khi đó là bởi vì tôi đã cảm giác họ là kẻ thù của người da trắng. »

 Y nói giờ đây y đã thay đổi, sau khi đọc rất nhiều cuốn sách trong tù và đã khỏi bệnh sau khi được dạy dỗ bằng những cuốn sách trong tù.

« Có lạ lùng không khi biết chính xác ngày và giờ anh sẽ chết »

À, tôi hy vọng sẽ được nghỉ ngơi.  Điều đó đã có thể không xảy ra, tôi sẵn sàng nghe theo ý của Chúa. »

« Anh có nghĩ tới điều gì đó đang chờ đợi mình ở bên kia thế giới sau ngày 20/11 không ? »

« Vâng, nhưng đó sẽ không phải là một địa ngục đầy lửa nung bởi vì tôi phục vụ cho Chúa. Đó sẽ là một vương quốc của thiên đường cho tôi bởi vì tôi đã biết ăn năn hối lỗi. »

« Tôi nghĩ đã hết giờ rồi. Thời gian giờ đây quan trọng với anh phải không ?»

“Cũng khá lâu rồi. Có thể chúng ta sẽ lại gặp nhau vào lúc nào đó.”

CK (Theo CNN)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.