Theo đó, điểm mới thứ nhất là bộ này đã bổ sung thêm về đối tượng được vay vốn là những hộ gia đình chưa có nhà ở nhưng có đất ở, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và diện tích đất ở đó nhỏ hơn diện tích đất được cấp phép xây dựng theo quy định của UBND cấp tỉnh.
Lý giải về quy định có phần rắc rối trên, một chuyên viên Bộ Xây dựng giải thích, những đối tượng trên được xem như chưa có nhà ở, vì dù họ có đất nhưng không được xây nhà. “Tại Hà Nội và Tp.HCM có rất nhiều nhà tạm bợ ở trên diện tích đất nhỏ không được phép xây dựng.
Quy định trên sẽ tạo điều kiện cho những đối tượng này được vay tiền mua nhà ở xã hội để cải thiện chỗ ở”, vị chuyên viên này nói.
Một điểm mới thứ ba của Thông tư 18 là ngoài yêu cầu người đứng tên vay vốn hỗ trợ nhà ở phải có xác nhận của đơn vị đang công tác về thực trạng nhà ở thì “không yêu cầu xác nhận về điều kiện thu nhập”. Tuy nhiên, văn bản này cũng “thòng” một câu, “trừ trường hợp ngân hàng yêu cầu khách hàng chứng minh về thu nhập để bảo đảm cho phương án trả nợ thì thực hiện theo quy định của ngân hàng”.
Điểm mới thứ tư là Bộ Xây dựng đã bổ sung thêm các đối tượng là chủ đầu tư các dự án nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp và nhà ở cho người có thu nhập thấp theo các Quyết định số 65, 66, 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
“Chệch hướng”
Trao đổi với ĐTCK, ông Nguyễn Viết Hải, Giám đốc CTCP Đầu tư VIC cho biết, vướng mắc nhất trong qua trình giải ngân gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng thời gian qua đối với người có nhu cầu vay vốn là việc xác nhận đối tượng cũng như phương án trả nợ ngân hàng.
Cụ thể, việc các cơ quan, đơn vị hoặc địa phương được yêu cầu xác nhận một người đã có nhà ở hay chưa, bình quân mỗi người bao nhiêu m2 là điều không thể. Rất nhiều lãnh đạo địa phương đã trả lời thẳng là không có căn cứ để xác nhận, vì không thể biết người đó đã có nhà ở nơi khác hay chưa?
Một điểm vướng mắc nữa, theo ông Hải, là mặc dù Thông tư 18 không yêu cầu phải xác nhận về điều kiện thu nhập, nhưng lại bắt buộc phải thực hiện khi “ngân hàng yêu cầu khách hàng chứng minh về thu nhập để bảo đảm cho phương án trả nợ thì thực hiện theo quy định của ngân hàng” cũng chẳng khác gì so với quy định trước đây.
“Không ngân hàng nào lại không yêu cầu khách vay phải có phương án trả nợ cả”, ông Hải nói và cho rằng, đây là “nút thắt” quan trọng nhất khiến gói 30.000 tỷ đồng không thể giải ngân nhanh được.
Việc mở rộng đối tượng cho người có đất ở nhưng chưa có nhà ở được vay vốn, ông Vũ Kim Giang, Giám đốc CTCP Đầu tư Thái Minh Quang cho rằng cũng không khả thi. Lý do cũng vì người có đất mà không xây được nhà thì sẽ khó có phương án trả nợ cho ngân hàng.
Riêng đối với việc mở rộng đối tượng là chủ đầu tư được vay vốn từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh khẳng định, đã có sự “chệch hướng” trong việc xác định đối tượng cho vay theo tinh thần Nghị quyết 02 của Chính phủ.
“Gói 30.000 tỷ đồng cho vay để giải quyết tồn kho bất động sản văn phòng cho thuê quận 1 nhưng nay lại cho vay để làm nhà cho công nhân, sinh viên thuê là không đúng mục tiêu”, ông Ánh nói.
Lấy dẫn chứng về gói kích cầu có tổng giá trị 9 tỷ USD năm 2009 đã “sai mục tiêu và kém hiệu quả”, ông Ánh cho rằng, nếu Chính phủ không giám sát chặt chẽ thì gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng năm 2013 sẽ lại đi vào “vết xe đổ”.
“Các cơ quan quản lý cần chủ động đưa gói hỗ trợ đến đúng mục tiêu, tránh tình trạng nhập nhằng giữa kích cầu và kích cung”, ông Ánh nhấn mạnh.