ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: giadinh.net.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hồng Thanh Quang và cái “tặc lưỡi”… khủng
Friday, November 1, 2013 3:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Cứ tưởng Hồng Thanh Quang chỉ ngẫu hứng lúc làm thơ, ai ngờ là cả một chương trình hoành tráng hiếm thấy: Tổ chức đêm thơ nhạc ở Nhà hát Lớn, ra một lúc hai tập thơ hơn 800 trang. Tất cả, theo nhà thơ tình nổi tiếng này, chỉ được anh quyết định trong một lần… “tặc lưỡi”?!

Hồng Thanh Quang và cái “tặc lưỡi”… khủng 1

Nhà thơ Hồng Thanh Quang.

Nhiều gợi nhớ đến cố NSND Lê Dung
Lần đầu tiên thực hiện một liveshow thơ và nhạc, Hồng Thanh Quang đã đưa thơ vào Nhà hát Lớn! Sau Vi Thùy Linh, Hồng Thanh Quang là người thứ hai đưa thơ sánh ngang tầm với nhạc và kịch. Khác ở chỗ, anh có nhiều bài thơ được phổ nhạc hơn bởi nhạc sĩ Phú Quang (4 bài). Chính những ý nghĩa lớn lao này mà không lấy gì làm ngạc nhiên khi chương trình của anh luôn thấy thấp thoáng, ẩn hiện hình bóng của người vợ đầu – cố NSND Lê Dung. Rõ nhất là cái tên chương trình: “Tôi đã yêu như chết là hạnh phúc”, vốn dĩ là một câu thơ trong bài “Khúc mùa thu” nổi tiếng hơn khi được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc. Cũng nhờ bài thơ định mệnh này mà mối quan hệ của hai người đàn ông tên Quang ngày càng gắn bó hơn. Ngoài cái “cảm” trong thơ – nhạc của nhau, giữa họ còn có một “gạch nối” thân thương là NSND Lê Dung – người hát nhiều ca khúc của Phú Quang và sau này là mối duyên từ “Khúc mùa thu”.
Nhạc sĩ Phú Quang biết đến bài thơ “Khúc mùa thu” một cách ngẫu nhiên, khi ông tình cờ đọc nó trên Báo Hà Nội Mới Cuối tuần và lập tức nảy sinh ý định sẽ phổ bài thơ này để kịp có mặt trong liveshow đầu tiên của ông ở Hà Nội cách đây nhiều năm. Nhà thơ Hồng Thanh Quang cho biết, khi đó, để in được một bài thơ trên báo là rất chật vật, nên khi biết nó được nhạc sĩ Phú Quang “để mắt” tới, anh rất hạnh phúc.
Đúng như dự cảm của  Phú Quang, khi ca khúc lần đầu được vang lên ở Nhà hát Lớn bởi giọng ca Lê Dung, rất nhiều trái tim đã thổn thức. Hình ảnh xúc động nhất với Hồng Thanh Quang hôm đó là vợ của NSND Trung Kiên, khi đó đang bị ung thư giai đoạn cuối đã khóc nức nở bởi cái khắc khoải, da diết gieo vào lòng. Chính Hồng Thanh Quang cũng không thể ngờ, “bài thơ được viết một cách đầy tử tế lại làm cho mọi người buồn nhiều đến thế”.
Sau này, Hồng Thanh Quang có hàng nghìn bài thơ khác nhưng anh vẫn lấy “Khúc mùa thu” để gợi nhớ đến những kỷ niệm đã qua với người vợ cũ. Ngay cả ngày tổ chức 7/11 dường như cũng được “cài cắm” một “dữ liệu” liên quan đến Lê Dung. Đó không chỉ là ngày kỷ niệm Cách mạng tháng 10 Nga mà còn được coi là ngày sinh của NSND Lê Dung (do chiến tranh, hồ sơ bị thất lạc, NSND Lê Dung không còn nhớ ngày sinh nên khi đi học ở Liên Xô (cũ), bà đã lấy ngày Cách mạng tháng 10 Nga làm ngày sinh). Đó cũng là cách để Hồng Thanh Quang tri ân văn hóa Nga, nơi anh đã từng nhiều năm theo học và chịu ảnh hưởng trong thơ ca. Và cao hơn, là “một nén nhang tưởng nhớ đến người đã mất, người đầu tiên bật lên que diêm khơi gợi những vần thơ trong tôi” như anh từng thổ lộ.

“Khi đã là “con” của mình thì dù hay dở cũng là con mình. Nếu ai đó có gọi thơ tôi là “thơ tán gái” thì cũng chả sao, vì trong mắt họ nó là như thế. Nhưng nếu trong một phút giây vui buồn, đau khổ nhất, lừa dối nhất, họ bất chợt nhớ đến một câu thơ của tôi thì cũng đủ hạnh phúc lắm rồi. Mà nếu không được như thế thì cũng chả sao. Tôi vẫn yêu vì nó là con người tôi, cảm xúc của tôi. Nghệ thuật là những gì không hoàn thiện, còn nếu hoàn thiện quá thì thành… Hàn Quốc hết rồi”. Nhà thơ Hồng Thanh Quang

Nhạc sĩ Phú Quang lần đầu hát vì Hồng Thanh Quang
Không chỉ có chương trình thơ nhạc hoành tráng ở Nhà hát Lớn, Hồng Thanh Quang còn thể hiện sự “chịu chơi” của mình bằng việc một lúc ra mắt hai tập thơ, mỗi tập trên dưới 400 bài thơ, in khá đẹp. Hồng Thanh Quang chia sẻ: “Ý định in thơ và làm chương trình “Tôi đã yêu như chết là hạnh phúc” ban đầu xuất phát từ chính những người bạn của tôi. Họ nghĩ tôi buồn vì trông cứ tồi tội nên mới bàn cách “làm gì cho thằng Quang nó vui”. Thế là xui tôi in thơ. Đầu tiên định chỉ in một, hai trăm trang gì đó thôi. Nhưng sau khi tập hợp lại thì thấy nhiều quá. Tặc lưỡi, thôi đã chơi thì chơi cho hết cỡ. Và thế là 2 tập ra đời. Khi đã có thơ rồi lại nghĩ, đã đau đớn thế, đã trải qua từng ấy chuyện thì phải in làm sao cho đẹp. Cứ thế, giật gấu vá vai lên đến đỉnh điểm: Đưa thơ và nhạc vào Nhà hát Lớn! Nếu nói là hoành tráng cũng không đúng, vì tôi chỉ muốn làm một cách đàng hoàng mà rất khiêm nhường thôi”.
Tên tập thơ cũng lấy từ một câu thơ “Anh nhớ em, anh yêu em như nỗi buồn tốc ký”, bởi toàn bộ tập thơ phần lớn là thơ tình, sau đó là tình người, tình đời được anh sáng tác rất nhanh qua trang mạng xã hội Facebook. Khoảnh khắc “chộp” lại cảm xúc ấy được anh giữ nguyên khi đưa vào tác phẩm in mà không chỉnh sửa một chữ, một dấu nào.
Hồng Thanh Quang cũng quả quyết, sẽ không bán sách vào đêm diễn ra chương trình “Tôi đã yêu như chết là hạnh phúc” ở Nhà hát Lớn hôm 7/11. Và dù đó là ngày sẽ trùng với nhiều sự kiện khác, nhưng anh cũng tin rằng “những ai đã yêu Hồng Thanh Quang thì sẽ bỏ chương trình khác để đến với tôi”. Bởi bên cạnh anh còn có nhiều tên tuổi đảm bảo cho sự thành công, như nhạc sĩ Phú Quang, sẽ lần đầu tiên hát ca khúc “Chỉ một mình thôi” – sản phẩm “hợp tác” của hai người để tặng Hồng Thanh Quang và khán giả; NSƯT Quang Lý – giọng ca nam hát “Khúc mùa thu” hay nhất, cùng nhiều nghệ sĩ tên tuổi khác như: Thanh Lam, Tấn Minh, Phương Anh, Đàm Vĩnh Hưng…
Thanh Hà

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.