ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mặt trái của ngành công nghiệp triệu đô mang tên: Từ thiện
Friday, November 1, 2013 0:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Mặt trái của ngành công nghiệp triệu đô mang tên: Từ thiện

Nội dung nổi bật:

- Rất ít người nghĩ rằng đồng tiền này có thể góp phần làm vị giám đốc điều hành tổ chức từ thiện thêm giàu có: 50 tổ chức từ thiện lớn tại Mỹ gửi ít hơn 4% số tiền quyên góp được tới tận tay người cần giúp đỡ, 96% còn lại sẽ được phân bổ vào túi của những người sáng lập tổ chức từ thiện, các nhà hoạt động, tổ tư vấn, luật sư…

- Từ thiện để quảng cáo, từ thiện trá hình hay thậm chí tổ chức bảo vệ động vật lại là một lò mổ chính hiệu.


Mặc dù nền kinh tế khủng hoảng, sa sút thế nào đi chăng nữa cũng không bao giờ thiếu vắng những Mạnh Thường Quân, những linh hồn vị tha sẵn sàng bỏ tiền ra giúp đỡ trẻ em nghèo, những gia đình khó khăn, những con người mắc bệnh nan y. Tuy nhiên, ý tưởng cao quý của tổ chức từ thiện đã bị một số “nhà hoạt động” lợi dụng, biến nó thành phi vụ kinh doanh đem lại lợi ích cho bản thân.

Không thể phủ nhận những mặt tích cực, những thành quả mà các tổ chức từ thiện mang đến. Nhưng bên cạnh sự giúp đỡ lớn lao đó là những sự thật đáng buồn.

Tham nhũng trong “kinh doanh” từ thiện

Khi thả một đồng tiền vào thùng quyên góp, người ta thường hy vọng rằng một em bé xa lạ nào đó sẽ có một đôi giày mới hoặc được đến trường học tập, cũng có thể là thêm một ai đó được cứu chữa thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo…  Rất ít người nghĩ rằng đồng tiền này có thể góp phần làm vị giám đốc điều hành tổ chức từ thiện thêm giàu có.

Mặt trái của ngành công nghiệp triệu đô mang tên: Từ thiện (1)

Một công bố gần đây của CNN (dưới sự giúp đỡ của tờ Tampa Bay Times và Trung tâm báo cáo điều tra CIR) cho biết, có đến 50 tổ chức từ thiện lớn tại Mỹ gửi ít hơn 4% số tiền quyên góp được tới tận tay người cần giúp đỡ, 96% còn lại sẽ được phân bổ vào túi của những người sáng lập tổ chức từ thiện, các nhà hoạt động, tổ tư vấn, luật sư…

Một trong những điển hình của việc tham nhũng này chính là tổ chức mang tên Mạng lưới chăm sóc trẻ em (Kids Wish Network). Trong thập niên 1990 – 2000, tổ chức này đã chi 110 triệu USD để mời gọi tài trợ, hơn 4 triệu USD vào túi những người sáng lập, hoạt động duy trì tổ chức. Hay Quỹ ung thư của Mỹ báo cáo đã chi 100 triệu USD vì lợi ích của những bệnh nhân ung thư nhưng thực tế họ chỉ gửi tặng những thứ vật phẩm như khăn ăn, đĩa giấy, tư trang bình thường tới người bệnh.

Thế độc quyền của nhà tài trợ

Khi các công ty lớn chi trả một khoản tiền lớn để làm từ thiện, vậy là họ đã có mọi quyền hành trong việc khai thác các thế mạnh quảng cáo, sử dụng hình ảnh để tuyên truyền… cho nhãn hiệu của mình. 

Mặt trái của ngành công nghiệp triệu đô mang tên: Từ thiện (2)

Chẳng hạn KFC với chiến dịch nâng cao hiểu biết về bệnh ung thư vú, hay Coca-Cola là đối tác lớn nhất của quỹ bảo vệ môi trường toàn cầu… Như vậy là hình ảnh của các công ty này sẽ được đồng hành cùng các chương trình, hoạt động của tổ chức và được sử dụng hình ảnh hoạt động để quảng cáo ngược lại.

Cũng có một số tổ chức từ thiện theo dạng công ty, tập đoàn từ chối sự đóng góp của các công ty nhỏ khác. Lý do chính là không muốn phá vỡ thế độc quyền.

Từ thiện trá hình

Tổ chức từ thiện là một trong những chuyên gia tài chính lớn nhất của tổ chức khủng bố. Có một số tổ chức từ thiện đã vô tình tài trợ cho hoạt động của một nhóm khủng bố. 

Mặt trái của ngành công nghiệp triệu đô mang tên: Từ thiện (3)

Như thể trường hợp của một tổ chức từ thiện Hồi giáo Ả Rập Saudi. Các nhà hảo tâm đã đóng góp 2,7 triệu đô la Mỹ cho một học giả tôn giáo Afghanistan để xây dựng nhà thờ Hồi giáo, trường học, bệnh viện… tuy nhiên khi đại diện nhà tài trợ đi kiểm tra tiến độ dự án mới bàng hoàng phát hiện ra không hề có một nhà thờ, trường học nào, thậm chí học giả người Afghanistan kia cũng không thể tìm thấy. Mặc dù chưa có chứng cứ cụ thể nhưng họ nghi ngờ rằng tiền của họ đã bị nhóm khủng bố chiếm đoạt.

Tương tự, Quỹ cứu trợ toàn cầu (Global Relief Fund), một trong những tổ chức từ thiện Hồi giáo lớn nhất của Mỹ, được phát hiện có liên hệ chặt chẽ với Al-Qaeda. Hay một tổ chức nhân ái quốc tế có trụ sở tại Chicago được cho là đã hỗ trợ Chechnya hoạt động khủng bố ở Nga…

Đằng sau vẻ ngoài nhân ái

Không ai có thể ngờ được, đằng sau PETA – một trong những tổ chức bảo vệ động vật hoạt động rầm rộ, có quy mô, uy tín và nhận được nhiều khen chê nhất thế giới, lại chính là một “lò mổ” ghê tởm.

Mặt trái của ngành công nghiệp triệu đô mang tên: Từ thiện (4)

PETA vô cùng thẳng thắng chống lại việc ngược đãi động vật, không chùn bước trước pháp luật, thậm chí tổ chức nhiều cuộc biểu tình khỏa thân nhằm tẩy chay thời trang lông thú… Tổ chức này nhận được khá nhiều tiền do các tổ chức chính phủ, doanh nghiệp tư nhân tài trợ, thậm chí là cả chính những người yêu thích động vật quyên tặng. Nhưng theo lời tố cáo của một nhà hoạt động bảo vệ động vật kiêm nhà văn Mỹ, chính PETA, trong 11 năm vừa qua đã giết hại gần 30.000 con vật. Riêng trong năm 2011, tổ chức này đã giết gần 96% các loài động vật được đưa đến trụ sở của họ (2.124/2.216 con).

Không riêng gì PETA, Hội hoàng gia về phòng chống ngược đãi thú vật (RSPCA) cũng đã giết chết 3.400 động vật khỏe mạnh trong năm 2011.

Thường Ngọc

Theo Trí Thức Trẻ/L.V

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.