ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nhân viên Vietnam Airlines kêu cứu
Monday, November 18, 2013 10:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nhân viên VAECO chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra kỹ thuật sau mỗi chuyến bay Vietnam AirlinesNhân viên VAECO chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra kỹ thuật sau mỗi chuyến bay Vietnam Airlines
Nội dung nổi bật:

- Công ty kỹ thuật hàng không (VAECO) – một công ty con của Vietnam Airlines – đang bị chảy máu nhân sự do mức chi trả lương thấp.

- Nhằm đối phó với tình trạng trên, VAECO đã “vội vã” ra quy định người lao động nghỉ việc phải bồi thường chi phí đào tạo. Những người ở lại bị bắt kí hợp đồng ràng buộc 10-20 năm.

Chiều 18.11, tòa soạn Báo điện tử Một Thế Giới nhận được đơn kêu cứu của một người xưng là “đại diện các anh em đang làm việc tại Công ty Kỹ thuật hàng không (VAECO) – một công ty con của Vietnam Airlines, đang bị ép phải ký hợp đồng ràng buộc 20 năm.
Tôi gửi các thông tin này để kệu cứu cho các anh em đang làm việc tại Công ty Kỹ thuật hàng không (VAECO), là công ty con của Vietnam Airlines. Chẳng đặng đừng tôi mới phải lên tiếng thế này chẳng khác gì vạch áo cho người xem lưng.

Trước giờ nội tình bên trong luôn là cánh cổng bí mật với báo giới. Tuy nhiên, do mọi người đang bị ép quá mức chịu đựng nên mới phải lên tiếng để nhờ bên ngoài hỗ trợ. Chúng tôi muốn lấy làm tiếc khi phải hành động mạo hiểm như thế này…” – lá đơn viết.
Đọc qua lá đơn, có thể khái quát sự việc: Do nhu cầu phát triển, Vietjet Air đang cố gắng tìm cách lôi kéo  những nhân viên kỹ thuật hàng không của Vietnam Airlines bằng cách trả lương cao gấp 3 lần so với mức lương họ đang hưởng ở Vietnam Airlines, đạt mức xê xích từ 21 – 58 triệu đồng tùy trình độ.
Tuy nhiên, để có được một nhân viên kỹ thuật CRS (tạm hiểu nhân viên dịch vụ khách hàng), Vietnam Airlines đã phải chi ra những khoản tiền lớn gọi là chi phí đào tạo, trong khi Vietjet Air không phải bỏ ra khoản chi phí này.
Đây cũng chính là lý do khiến Công ty Kỹ thuật hàng không VAECO đưa ra qui định bắt nhân viên phải ký hợp đồng ràng buộc từ 10 – 20 năm, nếu không phải đền bù một số tiền lớn cho chi phí đào tạo.
“Công việc của chúng tôi là chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho máy bay sau các chuyến đi, áp lực cao, trọng trách nhiều vì ảnh hưởng đến an toàn các chuyến bay.
Trước đây, công việc này do các chuyên gia nước ngoài đảm trách với mức chi trả hậu hĩ… Khoảng 10 năm trở lại đây, công việc dần chuyển giao cho người Việt đảm trách….. Tuy nhiên, mức chi trả cho kỹ thuật máy bay khá chênh lệnh so với chuyên gia nước ngoài.
Ví dụ thực tế: trả cho một ông chuyên gia nước ngoài từ 8.000 – 12.000 USD, một phi công từ 1.500 – 4.000 USD trong khi 1 kỹ thuật máy bay cho vị trí tập sự là 350 USD, trình độ A là 500 USD và chuyên gia là 1.000 USD.”… lá đơn viết.
Chính lý do này khiến một số nhân viên VAECO đã nghỉ việc để sang công ty mới có mức đãi ngộ cao hơn. Và cũng vì như vậy, Công ty VAECO đã “vội vã” xây dựng các văn bản qui định về mức chi phí đào tạo và các khoản bồi thường, buộc những nhân viên đã nghỉ việc phải bồi 500 triệu đồng/người cho chi phí đào tạo nếu đạt trình độ A, còn đạt trình độ B1 hoặc B2, con số lên đến trên 1 tỉ đồng. Cách tính chi phí này bị những người làm đơn đánh giá là “không xác đáng”.
Những người ở lại cũng bị bắt ký hợp đồng cam kết phục vụ công ty, tùy mức chi phí công ty bỏ ra đào tạo mà mọi người phải làm việc từ 10 – 20 năm.

Một Thế Giới

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.