ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những màn ngoại giao hớ hênh và xấu hổ của các chính trị gia
Tuesday, November 26, 2013 11:00
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Những màn ngoại giao hớ hênh và xấu hổ của các chính trị gia

1. Tổng thống George Bush với lỗi 2 ngón tay

Những màn ngoại giao hớ hênh và xấu hổ của các chính trị gia (1)

Trong một chuyến thăm Canberra vào năm 1992, Tổng thống George HW Bush đã vô tình xúc phạm một nhóm người dân địa phương bằng cách giơ tay làm hình chữ V khi ngồi trong xe đi qua họ. Cử chỉ này có thể hiểu là Chiến thắng ở Mỹ nhưng ở Úc nó lại mang nghĩa giống với việc giơ ngón tay giữa vào người khác.

Sau đó, cùng ngày, vị Tổng thống này đã đưa ra một bài phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu địa phương rằng Mỹ hoàn toàn ủng hộ việc thúc đẩy sự hiểu biết hơn giữa các nền văn hóa Mỹ – Úc.

2. Thủ tướng Voreqe Bainimarama ‘phớt lờ’ bắt tay với Tổng thống Medvedev.

Những màn ngoại giao hớ hênh và xấu hổ của các chính trị gia (2)

Voreqe Bainimarama, Thủ tướng Fiji, trong chuyến thăm Moscow, đã vô tình bỏ lỡ cái bắt tay chào mừng của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thay vào đó là quay sang bắt tay trước với hai vị trợ lý của ông này. Chứng kiến điều này, Thủ tướng Nga phản ứng nhanh bằng cách giả như ông đang giơ hai tay ra để giới thiệu.

3. George Bush và màn nôn nổi tiếng lịch sử ngoại giao

Những màn ngoại giao hớ hênh và xấu hổ của các chính trị gia (3)

Trong bữa tiệc ngoại giao với Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản Kiichi Miyazawa, ngài Tổng thống Bush (có thể lúc đó đang mắc bệnh đường ruột) đã thực hiện một màn hớ hênh nổi tiếng nhất trong lịch sử ngoại giao quốc tế khi ông nôn vào Thủ tướng Nhật. May mắn là hành động này không ảnh hưởng gì tới quan hệ Nhật – Mỹ mặc dù ông này cũng bị đem ra ‘làm trò’ một thời gian, chẳng hạn sau đó xuất hiện một tiếng lóng ám chỉ việc nôn ra người khác là bushu-suru.

4. Sự thân thiện thiếu hiểu biết của bà Michelle Obama

Những màn ngoại giao hớ hênh và xấu hổ của các chính trị gia (4)

Ở nước Anh, Nữ hoàng là bất khả xâm phạm, có nghĩa là trong các nghi thức ngoại giao người ta chỉ nên hôn tay hoặc bắt tay với bà, nhưng Đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã phá vỡ quy tắc đó khi choàng tay ôm vai Nữ hoàng. Điều này khiến giới truyền thông Anh khá sốc. Tuy nhiên, Nữ hoàng đã xử lý việc đó một cách nhẹ nhàng, coi như tình hữu nghị. Trước đó, cựu Thủ tướng Úc John Howad và Paul Keating cũng đã bị buộc tội vì chạm vào Nữ hoàng.

5. Hoàng thân Philip và thổ dân Spears

Những màn ngoại giao hớ hênh và xấu hổ của các chính trị gia (5)

Hoàng thân Philip, Công tước xứ Edinburgh, đã rất hớ hênh khi hỏi một số thổ dân trong chuyến thăm Úc rằng họ có còn ném giáo vào nhau nữa không???  Và một thổ dân đã trả lời, không chúng tôi không làm điều đó nữa!!!

6. Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi  và vợ chồng Tổng thống Obama

Những màn ngoại giao hớ hênh và xấu hổ của các chính trị gia (6)

Silvio Berlusconi, vị Thủ tướng Ý này không chỉ một lần khen ngợi Tổng thống Mỹ Barack Obama có “làn da rám nắng”, thậm chí  trong bài phát biểu sau đó tại Milan, ông còn khen vợ chồng nhà Obama đã đi tắm biển cùng nhau, và vợ ông ấy (bà Michelle Obama) cũng có một làn da rám nắng!!!

7. Thủ tướng Đức và ngọn lửa bất diệt ở Israel

Những màn ngoại giao hớ hênh và xấu hổ của các chính trị gia (7)

Năm 2000, Thủ tướng Đức Gerhard Schröder đã đến thăm Israel và tại đây ông đã thực hiện một màn hớ hênh nhất mà một quan chức Đức có thể làm.

Như tất cả các quan chức nước ngoài khi tới thăm Israel, ông đã đến Khu tưởng niệm Yad Vashem Holocaust, nơi có một ngọn lửa cháy vĩnh cửu tưởng niệm 6 triệu người Do Thái bị giết bởi Đức quốc xã. Thật không may, khi Schröder đi đến bật lửa, ông đã bật sai công tắc khiến ngọn lửa tắt mất.

8. Thủ tướng Anh David Cameron và Trung Quốc

Những màn ngoại giao hớ hênh và xấu hổ của các chính trị gia (8)

Năm 2010, trong chuyến thăm Trung Quốc của mình, Thủ tướng Anh và đoàn đại biểu của ông đã cài một bông hoa anh túc trên áo. Có thể nói hoa anh túc khi kết hợp với người Anh đã làm sống lại cơn ác mộng của Trung Quốc. Người Trung Quốc đã chiến đấu với người Anh trong cuộc chiến tranh nha phiến hồi thế kỷ 19 và kết quả họ mất Hong Kong. Vì thế hoa anh túc chính là lời nhắc nhở cay đắng cũng như xấu hổ về thất bại của họ. Các quan chức Trung Quốc đã yêu cầu Cameron và phái đoàn không tiếp tục cài hoa anh túc trên áo nữa nhưng các quan chức Anh đã từ chối.

Thường Ngọc

Theo Trí Thức Trẻ/L.V

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.