Cho tới nay, ghi chép về hóa thạc đã cho thấy dòng giống thú mỏ vịt là duy nhất, chỉ gồm một loài cư trú trên Trái đất vào bất cứ thời điểm nào từ xưa đến nay. Bức tranh này đã được thay đổi cùng với sự công bố một nghiên cứu mới trên tạp chí Journal of Vertebrate Paleontology, mô tả một loại thú mỏ vịt mới, thú mỏ vịt khổng lồ đã tuyệt chủng và là một nhánh của cây phả hệ thú mỏ vịt.
Loài thú mỏ vịt mới, được đặt tên là Obdurodon tharalkooschild, được dựa trên một chiếc răng hóa thạch từ khu vực nổi tiếng có tên Riversleigh World Heritage Area nằm phía Tây Bắc Queensland. Trong khi nhiều mẫu hóa thạch của Riversleigh đang được xác định niên đại bức xạ kế, niên đại chính xác của mẫu hóa thạch này cho thấy thú mỏ vịt khổng lồ đang trong nghi vấn nhưng có niên đại khoảng 5 cho tới 15 triệu năm tuổi.
“Động vật đơn huyệt (thú mỏ vịt và thú lông nhím) là một dấu vết cổ của phân nhánh các động vật có vú cổ đại tới các lục địa phía Nam. Một loài thú mỏ vịt mới, thậm chí rất chưa hoàn thiện, là một bổ sung rất quan trọng trong việc phát triển kiến thức về những loài thú quyến rũ này”, Ph.D Rebecca Pian, tác giả dẫn đầu nghiên cứu nói.
Dựa trên kích thước của chiếc răng nói trên, các nhà khoa học dự đoán loài sinh vật đã tuyệt chủng này có thể dài gần 1m (tương đương hơn 3 feet), gấp đôi so với kích thước của thú mỏ vịt hiện nay. Các bướu và chỗ sần trên răng cũng cung cấp các bằng chứng về các loại thức ăn của sinh vật này.
“Giống như các con thú mỏ vịt khác, nó có thể là một loài thú thủy sinh, và phải sống trong và xung quanh các ao nước ngọt trong các cánh rừng bao phủ khu vực Riversleigh hàng triệu năm trước”, tiến sĩ Suzanne Hand thuộc trường Đại học New South Wales, một đồng tác giả của nghiên cứu cho biết. “Obdurodon tharalkooschild là một thú mỏ vịt rất to lớn với hàm răng phát triển tốt, và chúng tôi nghĩ rằng, nó không chỉ ăn tôm đồng và các loài giáp xác nước ngọt khác, mà còn ăn những động vật có xương sống nhỏ nữa, bao gồm cá phổi, ếch nhái và những con rùa nhỏ sống cùng thời với nó trong mẫu hóa thạch Two Tree Site”.
Các hóa thạch thú mỏ vịt cổ nhất từ các khối đá có niên đại khoảng 61 triệu năm tại phía Nam của Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch thú mỏ vịt trẻ hơn hiện có nguồn gốc từ Australia tại khu vực sa mạc Simpson Desert. Trước khi phát hiện ra Obdurodon tharalkooschild, những hóa thạch này đã cho thấy, thú mỏ vịt trở nên nhỏ hơn và giảm kích thước răng của chúng theo thời gian. Thú mỏ vịt hiện đại thiếu hoàn toàn răng khi trưởng thành và thay vào đó là các tấm sừng nằm trong mồm. Cái tên Obdurodon xuất phát từ tiếng Hy Lạp “răng vĩnh cửu” (lasting hay obdurate tooth) và được tạo ra để phân biệt các thú mỏ vịt có răng đã tuyệt chủng với các loài hiện đại không có răng.
“Phát hiện ra loài thú mỏ vịt mới này là một sự bất ngờ đối với chúng tôi vì trước đó, ghi chép hóa thạch đã cho thấy cây tiến hóa của thú mỏ vịt giống như một đường thẳng”, tiến sĩ Michael Archer thuộc trường Đại học New South Wales, một đồng tác giả của nghiên cứu cho biết. “Giờ chúng tôi nhận thấy rằng có những nhánh bên bất ngờ của cây tiến hóa của loài thú này, một vài trong số đó đã trở nên khổng lồ”.
Tên gọi khoa học của loài mới này, tharalkooschild, theo một câu chuyện sáng tạo của người Australia bản xứ về nguồn gốc của thú mỏ vịt. Trong câu chuyện mang tên Dreamtime, Tharalkoo là một cô vịt cứng đầu không chịu nghe lời cha mẹ. Bố mẹ cô đã cảnh báo rằng đừng bơi xuôi dòng sông vì Bigoon – con chuột nước có thể làm hại cô. Cô đã giễu cợt, và không nghe lời cha mẹ, và bị Bigoon cưỡng đoạt. Vào lúc Tharakoo trốn thoát và trở về với gia đình, những cô vịt khác đang đẻ trứng, con của cô là một con vật kì dị có mỏ và chân sau có màng, và đẻ trứng giống như mọi con vịt khác, cùng với bộ lông và chân trước của một loài gặm nhấm – đó là con thú mỏ vịt đầu tiên.