ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
PwC-Booz sáp nhập và xung đột văn hóa doanh nghiệp
Wednesday, November 13, 2013 5:36
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Việc sáp nhập của hai công ty PwC và Booz có thể châm ngòi cho một vụ xung đột văn hóa doanh nghiệp lớn.

Đề xuất của PricewaterhouseCoopers (PwC) về việc mua lại công ty mục tiêu Booz & Co là ví dụ điển hình cho việc một tập đoàn kiểm toán lớn, thành viên “Big Four” (4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới), hướng tới phát triển rộng hơn trong lĩnh vực tư vấn.

Nhưng những quy định hạn chế được ban hành sau vụ bê bối của Enron năm 2001, đồng nghĩa với việc các nhân viên tư vấn-dịch vụ có thể sẽ có xung đột với các kế toán viên về vấn đề khách hàng. Trong khi một công ty cỡ vừa như Booz cảm thấy áp lực khi phải cạnh tranh với các đối thủ như Tập đoàn tư vấn Boston và McKinsey, thì đề xuất hợp tác với PwC sẽ có thể mang lại nguy cơ xung đột văn hóa doanh nghiệp rất lớn.

Dù vậy, thương vụ sáp nhập này vẫn có một số ý nghĩa chiến lược nhất định. Tốc độ tăng trưởng trong hoạt động kiểm toán và kiểm soát tuân thủ, những lĩnh vực truyền thống của các công ty kiểm toán, giờ đã chững lại kể từ khi Đạo luật Sarbanes-Oxley được ban hành năm 2002. Trong khi đó, doanh thu từ các dịch vụ tư vấn như chiến lược kinh doanh, thuế và tư vấn pháp lý, lại đang phát triển nhanh.

Thực tế đó đã dẫn tới xu hướng sáp nhập trong lĩnh vực này. Vào tháng Giêng, Deloitte mua lại Tập đoàn Monitor, công ty tư vấn chiến lược từng có giai đoạn phát triển thịnh vượng trước khi rơi vào tình trạng khó khăn tại thời điểm bị mua lại. Vì vậy, Booz sẽ mang lại cho PwC mảng dịch vụ tư vấn kinh doanh mà hiện tại công ty này còn thiếu.

Booz cũng có lý do chính đáng để theo đuổi thỏa thuận này với PwC. Nhu cầu về dịch vụ tư vấn giá cao hiện vẫn chưa hoàn toàn hồi phục kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Khách hàng trên thị trường dành cho những dịch vụ này ngày càng muốn các tư vấn viên làm việc với các dự án mang tính rộng khắp toàn cầu hay toàn công ty. Điều này mang lại lợi thế cho các công ty lớn có khả năng cung cấp các dịch vụ tư vấn về cả chiến lược và quy trình thực hiện. Do vậy các tổ chức tư vấn cỡ vừa như Booz sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đào thải rất lớn trên thị trường.

Tuy nhiên, hợp nhất hai công ty trên lại với nhau vẫn có thể châm ngòi cho một vụ xung đột văn hóa lớn mang tính kinh điển. Đạo luật Sarbanes-Oxley hạn chế hoạt động kiểm toán và dịch vụ tư vấn chéo (cross-selling audit and advisory services) vẫn còn hiệu lực – nghĩa là các khách hàng kiểm toán không thể là khách hàng tư vấn, và ngược lại. Thực tế này có thể châm ngòi cho những căng thẳng mới nếu các chuyên gia tư vấn của Booz gia nhập PwC và buộc phải gạt sang một bên những khoản mục mà họ đã theo đuổi trong nhiều năm.

Có một sự phân hóa giữa uy tín và cái giá phải trả: Các chuyên gia tư vấn chiến lược C-suite có xu hướng tốn nhiều chi phí hơn so với các đối thủ Big Four khác.

Công ty kiểm toán PwC có thể sẽ phải tiến hành một số cuộc kiểm tra về các nhân tài hàng đầu của Booz để giữ chân họ ở lại với công ty.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.