Siêu bão Haiyan khủng khiếp nhất lịch sử chỉ vừa mới xảy ra, vì thế vẫn còn quá sớm để nghiên cứu xem liệu có phải hiện tượng nóng lên trên toàn cầu đã gây ra cơn bão lớn Haiyan. Nhưng có nhiều lý do để xem xét vấn đề này. Hơn nữa, con người có những công cụ để xác định sự biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng ra sao đến các cơn bão lớn. Những công cụ này đã được sử dụng trong các sự kiện thời tiết khắc nghiệt khác, mang lại câu trả lời rất khoa học và rõ ràng về việc biến đổi khí hậu đã gia tăng mạnh mẽ các nguy cơ nắng nóng và lũ lụt.
Vậy biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng thế nào đến các cơn bão?
Bão, siêu bão và các cơn bão nhiệt đới thu hút phần lớn năng lượng của chúng từ sự ấm lên của biển. Giáo sư Will Steffen của trường Đại học Quốc gia Australia, nói: “Chúng ta biết nhiệt độ mặt nước biển ấm lên khá nhiều trên khắp hành tinh, vì vậy sự biến đổi khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp vào bản chất của cơn bão”.
Một yếu tố quan trọng khác là sự khác biệt nhiệt độ giữa mực nước biển và đỉnh của cơn bão, bởi vì sự chênh lệch nhiệt độ này tạo thành động lực thúc đẩy hình thành bão. Các nhà khoa học nghĩ rằng biến đổi khí hậu đang làm gia tăng sự khác biệt này.
Đã từng có nghiên cứu khoa học nào đề cập đến mối liên kết giữa biến đổi khí hậu và cường độ ngày càng mạnh của các cơn bão?
Giáo sư Myles Allen của trường Đại học Oxford nói: “Hiện nay các nhà khoa học đều thống nhất rằng biến đổi khí hậu không phải là nguy cơ khiến các cơn bão mạnh hơn, nhưng có một số tranh cãi và bằng chứng cho thấy vẫn tồn tại nguy cơ xảy ra các cơn bão mạnh hơn”.
Tờ báo nghiên cứu về khoa học địa lý tự nhiên (Nature Geoscience) từ năm 2010 đã nhận thấy sự nóng lên toàn cầu sẽ gia tăng cường độ trung bình của các cơn bão, trong khi đó lại khiến số lượng các cơn bão giảm xuống. Nghĩa là sẽ có ít bão hơn nhưng cường độ bão lại mạnh hơn. Tờ báo cũng phát hiện ra lượng mưa tại tâm các cơn bão sẽ tăng 20%.
Một nghiên cứu năm 2013 của giáo sư Kerry Emmanuel thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã đồng ý rằng những cơn bão mạnh nhất sẽ tăng lên, nhưng các cơn lốc xoáy nhỏ hơn cũng sẽ gia tăng. Nghiên cứu cũng phát hiện ra “các cơn bão nhiệt đới gia tăng mạnh tại phía tây Bắc Thái Bình Dương”, ví dụ như nơi bão Haiyan vừa xảy ra.
Năm 2011, một báo cáo tổng hợp từ Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu đã kết luận rằng tốc độ gió trung bình trong các cơn bão có khả năng tăng, cũng như tần số xuất hiện các cơn mưa có lượng mưa lớn, nhưng báo cáo cũng lưu ý sự khó khăn của việc kết nối những thay đổi trong những sự kiện thiên nhiên phức tạp như như lốc xoáy với biến đổi khí hậu.
Điều này có ý nghĩa gì đối với các thiệt hại về người và vật chất do bão gây ra?
Thiệt hại sẽ ngày càng nặng nề hơn. Mực nước biển dâng cao đã có nghĩa là bão ngày càng mạnh lên – những con sóng khổng lồ đánh vào các vùng ven biển và đó là nguy hiểm chết người nhất của các cơn bão. Biến đổi khí hậu khiến cường độ các cơn bão ngày càng lớn. Các trận mưa lớn trong các cơn bão cũng làm tăng nguy cơ lũ lụt.
Philippines bị tàn phá bởi siêu bão Haiyan
Một số sự kiện thời tiết cực đoan có mối liên hệ trực tiếp với sự biến đổi khí hậu. Điều này xảy ra như thế nào?
Các nhà khoa học đã sử dụng mô hình máy tính chi tiết để sao chép các đợt nắng nóng, lũ lụt hoặc thiên tai. Sau đó, các mô hình này được chạy lại – thường là hàng ngàn lần, mà không hề có sự bổ sung nhiệt trong hệ thống khí nhà kính thải ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Sự khác biệt giữa các kết quả cho thấy tác động của biến đổi khí hậu.
Một nghiên cứu của giáo sư Allen cho thấy trận lụt lịch sử tại Anh năm 2000 đã trở nên nghiêm trọng hơn gấp 2-3 lần có thể là do sự nóng lên toàn cầu. Nghiên cứu khác cũng cho thấy chính sự nóng lên toàn cầu đã khiến trận nắng nóng khắc nghiệt ở Nga năm 2010 làm 50.000 người thiệt mạng trở nên khắc nghiệt hơn đến 3 lần.
Giáo sư Allen nói rằng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với siêu bão Haiyan có thể tính được. “Đây là câu hỏi chúng ta có thể trả lời”, ông nói. “Nếu chúng ta dùng các công cụ tương tự như đã được dùng từ trước đến nay để dự đoán thời tiết, chúng ta có thể có ngay câu trả lời”.
Theo giáo sư Allen, những nghiên cứu như thế cần được ưu tiên. “Đó là những ưu tiên đầu tiên trong những ưu tiên: chúng ta cần biết hiện tại biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào chứ không phải là nó sẽ ảnh hưởng đến chúng ta trong 100 năm nữa. Chúng ta đã có sự hiểu nhầm lớn rằng biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Thực chất, một số người bị ảnh hưởng nhiều hơn và một số người bị ảnh hưởng ít hơn. Nhưng chúng ta không biết ai là ai”.
2013-11-12 20:48:09