ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sự cao quý châu Âu (3)
Wednesday, November 13, 2013 19:38
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đây chính là sự thể hiện rõ nhất của tinh thần cao thượng, tinh thần ấy cho chúng ta biết được rằng đôi khi “cái chết” còn ý nghĩa hơn “cuộc sống tầm thường”.

>> Sự cao quý châu Âu (Phần 1)
>> Sự cao quý châu Âu (2)

Tranh giành địa vị một cách khoan hồng, rộng lượng

Giới quý tộc châu Âu thích để lại vấn đề để giải quyết sau đó hơn là đánh mất phong thái của mình. Vào năm 1688, khi tấn công người cha của vợ mình – James II, William III thấy rằng ngai vàng lẽ ra phải thuộc về mình. Và vì thế ông đã giành lấy ngai vàng và giam cầm James II. Ông đã giam lỏng người cha vợ của mình trong một lâu đài gần biển và đồng thời cũng để một chiếc thuyền nhỏ ở gần lâu đài đó. James II đã thấy chiếc thuyền ấy và dùng nó để chạy trốn đến châu Âu.

Sự cao quý châu Âu (3) - Tin180.com (Ảnh 1)

 

Sau khi phương Tây phát triển trở thành xã hội dân chủ, truyền thống quý tộc vẫn được duy trì trong những tầng lớp chính trị cao hơn. Chẳng hạn như, trong cuộc nội chiến của nước Mỹ, khi miền Nam phải đối mặt với việc bị đánh bại về lực lượng quân sự, một số quan chức đã đề xuất kế hoạch phân tán lực lượng – đưa binh lính sống cùng nhân dân và rời lên vùng đồi núi để tiến hành chiến tranh du kích. Nhưng chỉ huy trưởng, đại tướng Robert Lee không thông qua đề xuất này; ông nói rằng: “Chiến đấu là nghĩa vụ của quân lính. Nếu chúng ta làm như vậy đồng nghĩa với việc chúng ta đẩy trách nhiệm ấy sang dân thường. Cho dù không phải là một chiến binh xuất sắc, tôi cũng sẽ không đồng ý làm như vậy. Tôi thà chết như một tù nhân chiến tranh để mang lại cuộc sống yên bình cho nhân dân“.

Kẻ thù của ông là vị tổng thống lừng danh, Abraham Lincoln. Tổng thống Lincoln cũng là người khoan hồng, rộng lượng như một nhà quý tộc. Ban đầu, theo quân pháp lẽ ra tổng thống đã nên bắt giam và xử tử tướng Robert Lee. Nhưng vì mong muốn xoa dịu lòng hận thù giữa 2 miền Bắc Nam nên tổng thống Lincoln đã nói với tướng Lee rằng: “Đã đến lúc ông về hưu rồi. Tại sao ông không về nhà đi?”. Và ngay sau đó, tướng Lee đã về hưu trong danh dự và bắt đầu viết ký sự về cuộc đời mình.

Có rất nhiều điều về tinh thần quý tộc mà chúng ta khó có thể hiểu được, ví như về đế quốc Rockefeller. Khi còn học đại học, John D. Rockefeller thường tự là ủi quần áo của mình, tự đơm khuy áo, không hút thuốc, cũng không uống rượu và hiếm khi đi xem phim. Ông ghi chép từng đồng xu đã chi tiêu. Gia đình Rockefeller sống rất tiết kiệm nhưng họ lại rất hào phóng trong việc quyên góp cho cộng đồng. Bill Gates cũng là một ví dụ tương tự. Ông đem những may mắn của ông dành tặng cho xã hội. Ban đầu, những con người này tiết kiệm rồi sau đó quay trở lại đóng góp cho xã hội và đó cũng là một điều rất đáng ngưỡng mộ về tinh thần cùa giới thượng lưu.

Từ một góc nhìn nào đó, tinh thần ấy có thể được xem như là sự hào phóng. Nhưng từ góc nhìn khác, nó lại được xem như là trách nhiệm với xã hội. Do đó, trong ý thức chủ đạo của xã hội phương Tây, ý thức trách nhiệm với xã hội rộng khắp ấy là một điều rất cảm động.

Một ví dụ khác là trong ngành công nghiệp biển phương Tây, có một quy định không thành văn là khi tàu gặp vấn đề và có thể sẽ bị đắm, thuyền trưởng sẽ là người cuối cùng rời khỏi tàu – một số thuyền trưởng thậm chí còn chọn chìm cùng con tàu của họ. Đó cũng chính là ý thức trách nhiệm xuất phát từ tinh thần cao thượng.

 

Trong bộ phim Titanic, khi con tàu sắp chìm, thuyền trưởng đến khoang điều khiển và quyết định sẽ chết cùng con tàu của mình. Đó chính là ý thức trách nhiệm. Khi tàu bắt đầu chìm dần, thuyền trưởng mời một ban nhạc nhỏ trên tàu chơi nhạc chỉ để giúp mọi người có thể bớt hoang mang lo sợ. Sau khi họ chơi nhạc xong, nhạc trưởng đứng nhìn những nhạc công khác bỏ đi. Và khi hành khách lại hoảng sợ, ông quay về vị trí của mình và chơi violon. Và rổi, tất cả các nhạc công khác cũng quay lại và tiếp tục chơi nhạc. Vào thời điểm trước khi con tàu chìm hẳn, họ bắt tay nhau và nói lời tạm biệt. Người nhạc trưởng nói rằng: “Niềm vinh dự trong cuộc đời tôi là được chơi nhạc với tất cả mọi người tối nay.”

Đây chính là sự thể hiện rõ nhất của tinh thần cao thượng, tinh thần ấy cho chúng ta biết được rằng đôi khi “cái chết” còn ý nghĩa hơn “cuộc sống tầm thường”.

(Theo Kanzhongguo)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.