ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Xem phim Mỹ ở Paris
Friday, November 8, 2013 7:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Cách tiêu khiển khi ở giữa Paris Kinh đô của Ánh sáng.

Một trong những điều tôi yêu ở Paris là tới các rạp chiếu phim. Hàng năm tôi vẫn đến đây 4 tuần mùa hè, dạy một lớp viết văn. Tôi thường đi một mình. Những tối cô đơn không có bạn ăn cùng tôi vẫn dạo bước khuya xuống các con phố phim ảnh, tìm người bầu bạn trong rạp.

Thật ngược đời. Giống như hầu hết người Mỹ tôi biết tới thành phố này qua nhiều bộ phim – Bong bóng Đỏ, Người Mỹ ở Paris, Casablanca, Breathless. Nhưng chính ở đây tôi lại nhận được kiến thức đầy đủ về phim Mỹ. Điều khiến tôi cảm thấy như ở nhà, như một dân Paris, là dạo bước từ căn hộ ở Marais sang các ngôi nhà được phục chế bên Tả Ngạn (Sông Seine – ND). Bởi vì rằng, Paris không chỉ là thành phố lên phim nhiều nhất, trên 800 phim Hollywood theo như một nguồn nói. Nó còn là thành phố mê phim nhất thế giới: nơi khai sinh của tạp chíđiện ảnh Cahiers du Cinema, phong trào phim Làn sóng Mới Pháp, địa điểm rạp phim Cinematheque Francaise nổi tiếng, là thánh địa của các rạp hát cống hiến cho phim kinh điển và nghệ thuật. Hè này có một loạt phim đen trắng -noir- , một cái nhìn lại về John Cassavetes và lễ hội cho Jerry Lewis.

Hơn tá rạp hát tôi yêu nhất nằm gọn trong những con phố nhỏ uốn mình cạnh bờ Seine, nơi một chút tĩnh lặng đột ngột khiến bạn cảm thấy phố cổ hiện lại. Bề ngoài không hứa hẹn lắm. Cửa hiệu nhỏ với quầy kính và một sảnh bình thường, đôi khi hơi bẩn, dẫn vào phòng chiếu. Nội thất trong đó khác hẳn: ghế đỏ sang trọng, trang trí hoa Art Deco làm đèn. Màn hình tử tế, còn lớn hơn bạn tưởng. Rèm kiểu cổ, nặng nề kéo ra.

Một trong những bộ phim đầu tiên tôi xem là phim đen trắng – noir- thời 1946, Chiếc mề đay, diễn viên chính Robert Mitchum và Laraine Day. Chú rể sắp cưới được nghe một câu chuyện rối rắm mô tả cô dâu của mình quỷ quái và điên khùng. Tôi tới rạp Action Christine vẫn còn chút u sầu khi mới từ xa đến, thứ cảm giác đặc trưng bạn sẽ không đổi nó lấy bất kỳ thứ gì, nó khiến hiện thực như đậm nét hơn. Lúc đó tôi đứng lại ăn cây kem, mắt xem người tung hứng lửa giữa đám đông bên bờ sông. Rồi tôi ngoặt vào con phố nhỏ dẫn tới rạp.

Action Christine có thể là rạp nổi tiếng nhất trong số các nhà hát cũ ở Tả Ngạn sông Seine. Nó chỉ lệch với phố Rue des Grands Augustins nơi Picasso sống và làm việc trong suốt và sau Thế chiến 2. Hè này lịch chiếu của nó nổi bật có các phim Jerry Lewis. Tôi chưa xem phim nào, nên một buổi chiều nắng gắt tôi đến với Giáo Sư Điên Khùng (1963) mà người Pháp gọi là Docteur Jerry et Mister Love, phóng tác từ truyện ngắn Bác sĩ Jekyll và ngài Hyde của Robert Louis Stevenson. Tò mò với nỗi ám ảnh rất Pháp dành cho các bộ phim Jerry Lewis, tôi xếp hàng mua vé giữa nắng gắt tháng Bảy, hy vọng được học hỏi thêm.

Các đoạn hài khiến tôi cười sặc. Hay là tôi cười cùng khán giả? Người Pháp ngồi đó đều phá lên cười. Một cô nương mảnh mai còn khịt mũi với cảnh ngài Love lịch lãm biến hình lại thành ông Jerry nói the thé.

Cách đó mười khối nhà là rạp phim nơi tôi xem Mặt Hài (1957) một sáng thứ Hai nóng bức bối. Trong bóng tối với máy điều hòa tôi ngồi xem Audrey Hepburn và Fred Astaire ngao du những cảnh quan Paris nổi tiếng, mừng là mình ngồi đây chứ không đi ngoài nắng. Cuối phố đó là nhà hát tôi đã chạy vội tới xem một phim của Clint Eastwood, Chuyện lừa gạt của Coogan (1968) với các bạn sau một bữa tối soufflé và tráng miệng cũng, đúng vậy, soufflés. No đẫy, tôi ngủ quên qua nửa phim, chỉ tỉnh dậy khi Eastwood vật lộn trong cảnh rượt đuổi trong Nhà Tu.

Với các rạp hát chiếu lại phim cũ, phim bắt đầu muộn và không cần mào đầu. Đèn tắt, màn hình nhấp nháy và nếu ai mà nói thì một bà Pháp có thể gõ lên đầu bạn đau điếng. Rồi bạn chìm vào hình ảnh và âm thanh, những giọng nói ấm áp, tiếng phim xè xè vẳng ra từ dàn máy. Như Hemingway từng nhận xét, Paris là một thành phố cổ xưa, và thậm chí quang cảnh phim từ 1946 vẫn có thể au courant – nhìn vẫn đương thời: một phần tại bầu không khí lịch lãm. Nhưng bản thân phim thì không được thế. Phong trào bảo dưỡng phim bắt nguồn từ Mỹ rõ ràng là vẫn chưa đến với Kinh Kỳ Ánh Sáng: những bộ phim quảng cáo là “đã phục hồi” vẫn bị mất màu và xước hình.

Bạn có thể nghĩ là đến thăm Paris mà xem phim Mỹ cổ thì lãng phí quá! Khi du lịch, bạn tìm kiếm, như Elizabeth Bishop từng nói, “ngắm mặt trời ở nơi khác”. Thế giới đến với bạn qua các khung hình đậm nét: Trăng cực đại lặn thấp trên mặt sông Seine. Khung sắt của Pont Neuf phủ đầy những ổ khóa tượng trưng cho tình yêu đích thực. Đồ tể nổi lửa nướng gà.

Nhưng phim ảnh mời bạn ngắm thế giới qua con mắt mới mẻ. Chúng ta nhìn rõ hơn trong một rạp tối. Giá ta trả cho đi xa là nỗi nhớ nhà trộn với niềm lo lắng không đủ thời gian thăm mọi thứ. Đến rạp hát là cách của tôi để có được tất, trong chốc lát. Tôi vừa đi xa nhưng cũng vừa ở nhà, trong một thế giới nhỏ chỉ hơi lạ lẫm một chút khi trên màn hình chạy mấy chữ vàng khi phim quay tới khung cuối cùng:

Nguồn The Atlantic

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.