1. Loài sứa được tìm thấy ở khắp các đại dương trên thế giới. Thậm chí chúng còn được tìm thấy ở một số hồ nước ngọt và cả trong các…ao.
2. Phần thân của sứa có kích thước chỉ bằng một đầu ngón tay hay chỉ bằng đầu tẩy của một chiếc bút chì. Nhưng có những con sứa có đường kính thân lên tới 2,5m, xúc tu của nó có thể dài tới 60m, tương đương với kích thước của hai con cá voi xanh.
3. Mỗi xúc tu của sứa được cấu tạo bởi hàng ngàn tế bào được gọi là cnidoblasts. Bên trong mỗi cnidoblasts là các nematocysts. Mỗi nematocysts chứa một sợi lông dạng xoắn giống như một chiếc kim có chứa nọc độc. Khi một con mồi bị mắc kẹt trong những chiếc xúc tu của sứa thì áp suất bên trong nematocysts sẽ làm cho những chiếc kim xoắn này duỗi thẳng ra và giống như một chiếc lưỡi câu. Con mồi sẽ bị tiêm chất độc vào người khi bị mắc phải những chiếc “lưỡi câu” này.
4. Cơ chế tự vệ chính của sứa là tiêm chất độc vào kẻ thù và chính cơ thể trong suốt của nó giúp cho nó dễ dàng ẩn náu trong lòng đại dương.
5. Sứa còn có một bộ phận giống như một cái ống ngắn được treo ở giữa cơ thể hình cái chuông của nó. Cái “ống” này đóng vai trò của cả miệng và cơ quan tiêu hóa. Ở một số loài sứa, cái “ống” này còn được bao bọc bởi một miếng diềm giống như một dải duy băng xoắn trong nước. Chúng còn được gọi là vũ khí miệng hay cánh tay miệng.
6. Sứa không có não, tim, tai, đầu, chân hay xương. Lớp da của chúng mỏng đến mức chúng có thể hô hấp qua nó.
7. Tuy sứa không có não, nhưng chúng có một hệ thống thần kinh sơ cấp với các cơ quan thụ cảm có khả năng phát hiện ánh sáng, sự dao động và các hóa chất có trong nước. Những khả năng trên cùng với cảm giác đối với trọng lực giúp cho sứa có thể định hướng và di chuyển trong nước một cách dễ dàng.
8. Sứa là loài không xương sống. Khoảng 95% cơ thể của nó là nước.
9. Sứa thường thấy ở ven các bờ biển, tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài sứa sống ở độ sâu 9,000m. Trong khi hầu hết các loài sứa thích nước ấm thì một số loài lại sống ở vùng có nhiệt độ cận Bắc Cực.
10. Portuguese man-of-war (Physalia physalis) là một loài trông giống như một con sứa, nhưng thực tế nó không phải là loài sứa thật mà thuộc loài siphonophore. Khác với loài sứa ở chỗ nó không phải là một loài đơn mà là một quần thể gồm nhiều cá thể nhỏ sống cộng sinh với nhau. Chúng dính vào nhau và liên kết với nhau chặt chẽ đến mức chúng không thể sống sót một cách độc lập. Loài này sinh sống ở bề mặt các đại dương. Phần thân thực chất là một bàng quang chứa đầy khí. Do chúng không có khả năng tự di chuyển nên chúng di chuyển nhờ sự kết hợp của gió, hải lưu và thủy triều.
Portuguese man-of-war
11. Xúc tu của sứa vẫn có thể tiêm chất độc ngay cả khi nó bị đứt khỏi cơ thể của nó.
12. Loài sứa nhỏ nhất trên thế giới là loài sứa creeping. Nó có đường kính thân chỉ 0,5mm. Loài này sinh sản vô tính bằng cách tách đôi thân của chúng. Một ứng cử viên khác cho danh hiệu loài sứa nhỏ nhất thế giới là một loài sứa rất độc có tên Australian Irukandji. Kích thước của nó chỉ bằng cái móng tay.
13. Loài sứa lớn nhất thế giới là loài Nomura. Ứng cử viên khác cho vị trí này là loài Lion’s mane (Bờm sư tử) và loài Stygiomedusa gigantea.
14. Sứa khổng lồ được gọi là Stygiomedusa gigantea. Và người ta mới nhìn thấy loài này đúng 17 lần trong suốt 110 năm qua.
15. Sứa sinh sản bằng cách giao phối và cả sinh sản vô tính. Sứa đực và sứa cái được phân biệt một cách rõ ràng, mặc dù người ta cũng tìm thấy những con sứa lưỡng tính.
16. Tuổi thọ của sứa chỉ vài giờ đến vài tháng. Tuy nhiên, có một loài sứa đã được ghi nhận là có thể sống đến 30 năm. Sứa trong các hồ thủy sinh nhân tạo thường có tuổi thọ cao hơn so với khi sống trong tự nhiên. Sứa rất mong manh, nó dễ dàng bị con người bắt khi vẫn còn ở trong giai đoạn polyp (sinh vật đơn bào). Giai đoạn này là giai đoạn chúng dễ bị tổn thương nhất.
17. Sứa là động vật ăn thịt nhưng thụ động. Chúng ăn các loài giáp xác, sinh vật phù du, trứng cá, các con cá nhỏ hay thậm chí là những con sứa khác. Chúng ăn thông qua ống miệng nằm giữa cơ thể chúng như đã nói ở trên.
18. Sứa cũng là con mồi của một số loài động vật ăn thịt khác như cá mập, cá ngừ, cá kiếm, rùa biển và một số loài cá hồi ở Thái Bình Dương.
19. Có một loài sứa tên là Turritopsis nutricula, nó còn được gọi là “sứa bất tử”. Bởi lẽ nó có tên như vậy là vì nó có thể chuyển từ một con sứa trưởng thành trở về dạng polyp, bản chất của việc này là để tránh cái chết cho chúng. Sứa thực hiện việc này thông qua một quá trình phát triển tế bào được gọi là sự tách biệt hóa (transdifferentiation).
Turritopsis nutricula – Sứa bất tử
20. Có một loài sứa đặc biệt thường thấy ở bờ biển của Bắc Mỹ và Châu Âu có tên gọi là sứa mặt trăng (Moon jellyfish). Loài này có màu xanh hoặc màu hồng và sống ở độ sâu khoảng 6m. Độc tố của nó nhẹ nhưng có thể gây ngứa hoặc phát ban đỏ trên da.
21. Thậm chí một con sứa đã chết vẫn có khả năng tiêm chất độc.
22. Sứa đã xuất hiện trong lòng đại dương từ hơn 650 triệu năm trước, trước cả khi loài khủng long xuất hiện trên trái đất.
23. Portuguese man-of-war có thể dài đến 50m, mặc dù bình thường là 30m. Portuguese man-of-war đôi khi có thể xuất hiện theo đàn lên đến 1,000 cá thể, chúng xuất hiện ở những vùng nước ấm. Để tránh gặp nguy hiểm, bàng quang khí của chúng có thể xẹp xuống để chìm xuống dưới mặt nước.
Sứa mặt trăng
24. Khi một con sứa bị lộn ngược, nó không nổi trong nước. Thay vào đó, nó tự neo chính mình vào đáy đại dương. Khi đó trông nó giống như những cây rong biển.
25. Hiện khoa học đã ghi nhận có 2,000 loài sứa khác nhau. Trong đó có 70 loài có thể gây tổn thương đến con người. Trong đó sứa hộp (Chironex fleckeri) là loài nguy hiểm nhất. Các nhà khoa học tin rằng có thể có 300,000 loài sứa khác vẫn chưa được phát hiện.
26. Sứa (Jellyfish) không phải là cá (fish). Nó thực chất là một sinh vật phù du thuộc hệ Cnidaria (trong tiếng Hy Lạp là “Cây tầm ma”) và lớp Scyphoza (trong tiếng Hy Lạp là “Cái cốc”) . Một số hồ thủy sinh đang cố gắng phổ biến các thuật ngữ “jellies” hay “sea jellies” thay cho “jellyfish” để tránh hiểu nhầm về loài này.
27. Sứa Atolla là loài động vật biển khá phổ biến, được tìm thấy ở mọi đại dương trên thế giới, ở độ sâu 700m dưới mực nước biển. Sứa Atolla không sử dụng khả năng phát sáng để bắt mồi mà để chạy trốn. Khi bị kè thù bắt được, sứa Atolla phát ra những luồng ánh sáng nhấp nháy đẹp mắt nhằm thu hút những con cá lớn hơn đến ăn thịt kẻ thù. Loại sứa này dùng xúc tu để bắt mồi.
Sứa atolla
28. Sự nổ rộ loài sứa có thể lên đến hơn 500 triệu cá thể, với kích thước mỗi con tương đương với kích thước của một chiếc tủ lạnh.
29. Những con cua đôi khi được thấy đang “quá giang” trên thân của những con sứa. Lớp vỏ cứng của cua giúp bảo vệ chúng khỏi chất độc của sứa. Cua cũng thường kiếm được thức ăn trong cái bẫy xúc tu của sứa.
30. Cơ thể của sứa có đến hơn 95% là nước. Vì thế nếu chúng ra khỏi môi trường nước, chúng sẽ bị teo đi và chết.
31. Sứa di chuyển bằng hai cách cơ bản. Chúng dùng nước trong thân hình quả chuông của mình đẩy về phía sau, tạo ra phản lực để di chuyển về phía trước. Ngoài ra chúng cũng di chuyển bằng cách trôi theo dòng hải lưu.
32. Cơ thể của sứa gồm sáu phần. Phần bên trong là gastrodermis. Các khoang gọi là gastrovascular. Lớp giữa là một lớp chất dày đặc được gọi là mesoglea. Bên ngoài là một lớp biểu bì. Nó còn có tua miệng và các xúc tu.
(còn tiếp)
2013-12-13 14:32:06
Nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/dai-duong-hoc/50903_65-dieu-thu-vi-ve-loai-sua-1.aspx