Qua Facebook, trang web Plus-Size-Modeling.com đã giới thiệu các mẫu quần áo và cũng đưa ra những ý tưởng khác về tiêu chuẩn cái đẹp đối với Barbie và dấy lên một cuộc tranh luận về tiêu chuẩn cái đẹp khá gay gắt.
Sau khi website Plus-Size-Modeling đăng tải hai hình ảnh trái ngược về thân hình của búp bê Barbie đã thu hút được 35 nghìn lượt “like” và những dòng comment trái chiều nhau về tiêu chuẩn cái đẹp. Có ý kiến khá cực đoan khi cho rằng, “Chúa không tạo nên những thân hình béo mập mạp, những hình ảnh này đã gửi thông điệp tới các cô gái rằng họ nên tích cực giảm cân”, song một ý kiến khác lại nhấn mạnh, những đường cong siêu nhỏ và siêu khủng của búp bê Barbie hòan toàn là vô lý, không giống đời . Một số ý kiến đã ghi nhận, chính những bức ảnh này đã khuyến khích trẻ em tự do phát triển các số đo cơ thể của mình.
Valeria Lukyanova là một người mẫu Ukraina – người có thân hình đúng tiêu chuẩn Barbie. Rất nhiều người đã nghi ngờ Valeria phẩu thuật thẩm mỹ, nhưng cô phủ nhận điều này.
Những ý kiến tranh luận trên đã phản ánh hiện trạng đang diễn ra trong thế giới thời trang cũng như thế giới tiêu dùng khi các hình mẫu chuẩn luôn được sự dụng để mời gọi sự ham muốn đến mức nó có thể biến thành các biểu tượng độc quyền của cái Đẹp. Nhưng mặt khác, trào lưu chống lại đường cong mẫu mực này lại rơi vào sự chỉ trích khi nó khuyến khích những thói quen không lành mạnh và thúc đẩy khả năng tăng cân vốn đang trở thành vấn về nhức nhối trong xã hội. Nhưng có một thực tế mà nhiều người đã thường quên mất rằng, nguồn gốc của sự béo phì lại không xuất phát từ các tiêu chuẩn thời trang mà thay vào đó chính là từ ngành công nghiệp đồ ăn nhanh khoét sâu vào vết rạn nứt trong hoạt động bếp núc gia đình truyền thống. Song hành với nó là các thói quen vận động trực tiếp đang bị gián đoạn bởi thập kỷ tivi – truyền hình và hiện nay là smartphone.
Còn đối với nghệ sĩNickolay Lamm, việc sáng tạo ra nhân vật búp bê Barbie với kích thước có tỉ lệ giống người thật với bụng to, chân ngắn chính là một cách đưa con người quay trở lại với thực tại, giúp các cô gái tự tin hơn về cơ thể của mình. Tương tự, nghệ sỹ Maura Condrick cũng đã tạo ra hình ảnh những nhân vật đồ chơi già nua, béo phệ để tạo một cầu nối giữa các giấc mơ bị lạm dụng với cuộc sống đời thường của trẻ em.
Cặp đôi búp bê Barbie và Ken khi tuổi già
Đi xa hơn cả chuyện đồ chơi cho trẻ em của Plus-Size-Modeling, tại Thụy Sỹ, tổ chức Pro Infirmis còn phát động chiến dịch Beacause who is perfect? (Liệu ai cũng là người hoàn thiện?) khi tạo ra những ma-nơ-canh theo hình dáng của những người khuyết tật có thực trong đời thường. Sau đó, chúng được đặt tại khu mua sắm hạng sang bậc nhất thế giới – Bahnhofstrasse, thàn phố Zurich. Thông điệp của Pro Infirmis rất dễ hiểu, sự hoàn hảo đang ám ảnh con người khi chúng đang được các tập đoàn khai thác triệt để. Nhưng liệu, con người có hoàn hảo? Và tại sao tôi phải hoàn hảo để trở thành “đặc biệt” như slogan của một hãng nước hoa, quần áo, xe cộ – thứ dành cho hàng trăm triệu người?
Hình ảnh chiến dịch Beacause who is perfect?
Theo SongMoi