ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đẻ mổ, đẻ thường đều có thể gặp nguy!
Tuesday, December 10, 2013 0:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nhiễm trùng hậu sản không được điều trị kịp thời, đúng cách dễ gặp biến chứng phải cắt bỏ tử cung, đe dọa tính mạng sản phụ.

Nhiễm trùng hậu sản là tai biến thường gặp nhất trong sản khoa. Trước đây, tỷ lệ sản phụ bị tử vong do tai biến này khá cao, trong 10 chị em mắc phải nhiễm trùng sau sinh sẽ có 1 người bị mất mạng. Mặc dù hiện nay tỷ lệ này đã giảm nhiều, chỉ còn 0,3% nhờ phân lập được vi khuẩn gây bệnh và dùng kháng sinh điều trị, nhưng các mẹ vẫn phải đề phòng, vì nhiễm trùng sau sinh để lại nhiều di chứng trên sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em. Và vì vậy, hiểu biết về nhiễm trùng hậu sản, cách phòng ngừa là rất cần thiết, ngay cả khi bạn chưa sinh bé.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng hậu sản

Dù hiện nay, các phương pháp vô khuẩn và khử trùng tiên tiến giúp giảm đáng kể tỷ lệ sản phụ bị nhiễm trùng hậu sản, tuy nhiên, tình trạng này vẫn còn khá phổ biến. Tác nhân gây bệnh thường là liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn, các khuẩn yếm khí v.v… ở môi trường xung quanh, bám trên đồ vật, trong không khí, trong nước hay trên cơ thể người bị mụn nhọt, viêm họng, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập vào sản phụ.

Đẻ mổ, đẻ thường đều có thể gặp nguy! - 1
Sau sinh, dù đang choáng ngợp trong hạnh phúc làm mẹ, chị em vẫn phải quan tâm đến sức khỏe của mình để phòng ngừa nhiễm trùng hậu sản (hình minh họa)

Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố nguy cơ đưa đến nhiễm trùng hậu sản như người mẹ không giữ vệ sinh cơ thể sau sinh, sức khỏe yếu, bị thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, bế sản dịch, sót nhau …; dụng cụ đỡ đẻ, quần áo sản phụ hay người hộ sinh không tiệt trùng kỹ, dẫn đến vi khuẩn từ không khí theo đó xâm nhập vào các tổn thương ở âm đạo, âm hộ hay vùng nhau bám ở tử cung trong quá trình sinh nở. Mức độ nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ, di chứng ra sao … tùy thuộc vào sức khỏe sản phụ, loại vi khuẩn mắc phải (ví dụ nếu nhiễm khuẩn tụ cầu vàng do có độc tính cao nên nguy hiểm và khó điều trị hơn các chủng loại khuẩn khác), thời điểm phát hiện, điều kiện chăm sóc và điều trị.

Mẹ nào có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng sau sinh?

Những mẹ  không có sức đề kháng tốt, chế độ dinh dưỡng kém sau sinh có thể dễ bị nhiễm trùng hậu sản. Nguy cơ nhiễm trùng hậu sản cũng tăng cao ở những sản phụ phải trải qua quá trình chuyển dạ quá dài, sinh khó, vỡ ối sớm, bị cắt hay rách tầng sinh môn hoặc sử dụng các thủ thuật trợ giúp như dùng dụng cụ cặp thai (Forceps), dụng cụ giác hút v.v… Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng ở những sản phụ sinh mổ rất cao, nhất là với những chị em sinh mổ sau khi chuyển dạ quá khó và đã bị vỡ ối trước đó. Nhiễm trùng thường gặp nhất ở sản phụ sinh mổ là nhiễm trùng nội mạc tử cung. Ngoài ra, sinh mổ còn dễ gây băng huyết, nhiễm trùng vết mổ.

Đẻ mổ, đẻ thường đều có thể gặp nguy! - 2
Sinh mổ sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản (hình minh họa)

Các loại nhiễm trùng hậu sản

Một loại nhiễm trùng rất hay gặp ở hầu hết sản phụ là viêm vú, nhiễm trùng vú. Cứ khoảng 20 bà mẹ cho con bú thì sẽ có 1 người gặp phải tình trạng này. Biểu hiện phổ biến nhất là vú sưng lên, sờ thấy đau, da vú mẩn đỏ, kèm sốt cao, nóng lạnh, đau nhức, đau đầu và có thể bị nôn mửa. Để điều trị nhiễm trùng vú, bác sĩ sẽ cho các mẹ dùng kháng sinh, thường bệnh sẽ khỏi sau 1 – 2 ngày và mẹ có thể dùng miếng bảo vệ núm vú khi cho bé bú để tránh đau nhức trong thời gian này.

Nhiễm khuẩn hậu sản cũng thường xảy ra ở bộ phận sinh dục, cổ tử cung, tử cung… do các vấn đề nảy sinh trong quá trình chuyển dạ, sót nhau, không vô trùng dụng cụ đúng cách hoặc không đảm bảo vệ sinh vùng kín sau đó. Có các loại nhiễm khuẩn phổ biến mà các mẹ cần biết như sau:

- Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo. Đây là hình thái nhẹ nhất của nhiễm khuẩn hậu sản, nếu phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không để lại di chứng gì. Các triệu chứng điển hình của nhiễm khuẩn khu vực này là sản phụ bị sốt nhẹ khoảng 38 – 38,5 độ C, vùng tầng sinh môn có biểu hiện viêm tấy, đỏ, đau, trường hợp nặng có mủ, khối máu tụ ở âm đạo, âm hộ là nơi đặc biệt dễ nhiễm khuẩn. Nguyên nhân thường là do vết khâu tầng sinh môn không vô trùng, khâu phục hồi tầng sinh môn không đúng kỹ thuật, không khâu hoặc làm sót gạc trong âm đạo, không đảm bảo vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau sinh. Để điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh đường uống hoặc đường toàn thân, cắt chỉ toàn bộ nếu vết may tầng sinh môn viêm tấy đỏ, có mủ, kết hợp vệ sinh tại chỗ hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn, đóng khố vệ sinh và gạc vô trùng.

- Viêm nội mạc tử cung. Là hình thái nhẹ của nhiễm trùng tử cung, nhưng nếu không điều trị kịp thời và hữu hiệu sẽ dẫn đến các biến chứng trầm trọng hơn như viêm niêm mạc tử cung, dễ gây viêm phúc mạc hoặc nhiễm khuẩn máu. Viêm nội mạc tử cung thường gây sốt khoảng từ 3 – 4 ngày sau sinh, sản phụ sốt khoảng từ 38 – 39 độ C, sản dịch ra nhiều, có mùi hôi lẫn máu, mủ, khi thăm khám sẽ thấy cổ tử cung hé mở, tử cung co hồi chậm, sản phụ đau khi ấn tử cung … Sót nhau, sót màng, nhiễm khuẩn ối, hoặc thủ thuật kiểm soát tử cung, bóc nhau nhân tạo khi sinh không được vô khuẩn đúng kỹ thuật … là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, và thường được điều trị bằng kháng sinh kết hợp thuốc tăng co tử cung, nong hoặc nạo buồng tử cung v.v… Nếu diễn biến nặng làm viêm tử cung toàn bộ sẽ phải cắt tử cung bán phần và cấy máu để phát hiện sớm nhiễm khuẩn máu.

Đẻ mổ, đẻ thường đều có thể gặp nguy! - 3
Sốt cao sau khi sinh, kèm sản dịch hôi, lẫn máu mủ… là dấu hiệu cảnh báo mẹ đã bị nhiễm trùng hậu sản (hình minh họa)

- Viêm tử cung toàn bộ. Trong trường hợp này, không chỉ lớp niêm mạc bị nhiễm trùng mà còn có những ổ mủ trong lớp cơ tử cung, dễ dẫn đến viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết. Sản phụ bị viêm tử cung toàn bộ thường sốt cao từ 39 – 40 độ C, có biểu hiện nhiễm trùng nặng, sản dịch màu nâu đen, mùi hôi thối. Để điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định bù nước và điện giải, truyền máu nếu cần, đồng thời cho dùng kháng sinh liều cao và thuốc co hồi tử cung, nếu điều trị nội không hữu hiệu sẽ phải làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

- Viêm chu cung và phần phụ. Bệnh diễn ra do các viêm nhiễm từ tử cung không được điều trị hiệu quả và kịp thời, làm lây lan tình trạng nhiễm khuẩn sang dây chằng rộng, vòi trứng, buồng trứng … với các triệu chứng như sản phụ sẽ bị sốt cao kéo dài, mệt mỏi kèm đau bụng dưới, sản dịch hôi, tử cung vẫn còn to dù đã sau 8 – 10 ngày sinh bé, sờ nắn sẽ thấy khối u cạnh tử cung đau, bờ không rõ v.v… Thường tình trạng viêm nhiễm này sẽ được điều trị bằng kháng sinh liều cao, kèm với thuốc giảm đau, kháng viêm, nếu tiến triển nặng sẽ phải cắt tử cung và dẫn lưu túi mủ qua âm đạo.

- Viêm phúc mạc chậu. Tình trạng này có thể xuất hiện sớm 3 ngày sau sinh hoặc chậm hơn là 15 ngày, sau các hình thái khác của nhiễm trùng hậu sản. Nếu không điều trị tốt có thể dẫn đến viêm phúc mạc toàn bộ. Sản phụ bị viêm phúc mạc chậu sẽ sốt cao từ 39 – 40 độ C, rét run, mạch nhanh, có biểu hiện của nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, đau nhiều ở vùng bụng dưới, xuất hiện hội chứng giả lỵ, v.v… và thường sẽ được điều trị bằng cách cho dùng kháng sinh liều cao phối hợp, dẫn lưu mủ từ túi cùng sau qua âm đạo, mổ khi xảy ra biến chứng viêm phúc mạc toàn bộ.

Đẻ mổ, đẻ thường đều có thể gặp nguy! - 4
Mổ lấy thai không vô trùng đúng kỹ thuật cũng là 1 trong những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm phúc mạc toàn bộ ở sản phụ (hình minh họa)

- Viêm phúc mạc toàn bộ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do sau mổ lấy thai không vô khuẩn đúng kỹ thuật, sau viêm niêm mạc tử cung, viêm tử cung toàn bộ, viêm phúc mạc chậu không được điều trị tốt, sau các thủ thuật bóc nhau, kiểm soát tử cung hoặc vi khuẩn lan tràn từ ứ mủ vòi trứng gây viêm phúc mạc. Thông thường, bệnh sẽ diễn tiến sau đẻ thường từ 7 – 10 ngày hoặc sau sinh mổ từ 3 – 4 ngày với các biểu hiện: cơ thể mệt mỏi, sốt cao từ 39 – 40 độ C, người rét run, mạch nhanh, khó thở, nôn ói, nhiễm độc, nhiễm trùng nặng, hơi thở hôi, bụng chướng, tử cung to đau … Nếu chuẩn đoán muộn có thể tiến triển rất nặng, dẫn đến nhiễm trùng huyết. Sản phụ sẽ bị cắt tử cung bán phần hoặc toàn phần, kết hợp dùng kháng sinh liều cao toàn thân, bù nước, điện giải, rửa và dẫn lưu ổ bụng.

- Nhiễm khuẩn huyết. Nếu điều trị nhiễm trùng hậu sản không đúng cách, sản phụ sẽ mắc phải nhiễm khuẩn huyết với các dấu hiệu sốt cao liên tục kèm rét run, nhiệt độ cơ thể dao động, toàn thân mệt mỏi, có dấu hiệu nhiểm trùng, nhiễm độc như môi khô, lưỡi bẩn, khó thở, da vàng, nước tiểu sẫm màu, sản dịch hôi bẩn có lẫn máu mủ …, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy thận cơ năng, viêm thận kẽ, apxe phổi, viêm nội tâm mạc, apxe não, viêm màng não … Nhiễm khuẩn huyết được điều trị bằng cách cho dùng kháng sinh liều cao kết hợp truyền máu, trợ tim …, khi nhiệt độ trở lại bình thường hoặc giảm xuống sẽ phải tiến hành cắt tử cung và 2 phần phụ để loại trừ ổ nhiễm khuẩn tiên phát.

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể bị viêm tắc tĩnh mạch khối nếu gặp phải tình trạng sốt nhẹ, rét run, mạch nhanh, chân phù trắng, ấn vào thấy đau, gót chân không nhấc lên được v.v…, Bệnh thường gặp ở sản phụ sinh con rạ, hoặc chuyển dạ kéo dài, làm lưu thông mạch máu bị cản trở, tăng sinh sợi huyết. Khi phát hiện các triệu chứng trên, chị em phải đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời, vì bệnh có thể gây viêm tắc động mạch phổi, thận dẫn đến tử vong.

Ngừa nhiễm trùng hậu sản bằng cách nào?

Đẻ mổ, đẻ thường đều có thể gặp nguy! - 5
Nhiễm trùng hậu sản cần phải phòng ngừa sớm ngay trong thời gian mang thai (hình minh họa)

Do hậu quả nghiêm trọng của nhiễm trùng sau sinh như vô sinh do phải cắt bỏ, nạo hút tử cung, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nên các mẹ cần phải cảnh giác phòng ngừa tình trạng này ngay trong kỳ bầu bí. Khi mang thai, nhất là vào những ngày gần cuối thai kỳ, mẹ bầu cần giữ vệ sinh cơ thể và vùng kín sạch sẽ, nếu bị nhiễm khuẩn ngoài da như mụn nhọt, hay phát hiện viêm đường tiết niệu, sinh dục v.v… cần phải thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên môn cao, và kiên trì điều trị cho đến khi khỏi hẳn. Nếu bị vỡ ối trước khi chuyển dạ cần đến bệnh viện gấp để đề phòng tình trạng nhiễm khuẩn ối. Sau sinh, cần vệ sinh vùng kín và tầng sinh môn cẩn thận theo đúng khuyến nghị của bác sĩ, năng vận động để tránh bị ứ sản dịch. Nếu bị sốt sau sinh, sản dịch có mùi hôi, ấn tử cung thấy đau nhiều v.v… chị em cần đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.