Tháng 11 khép lại với “thắng lợi kép” thuộc về nhóm cổ phiếu thị giá thấp. Nhiều cổ phiếu tăng gấp đôi thậm chí gấp ba trong một tháng với thanh khoản tăng đột biến khi dòng tiền đầu cơ đẩy mạnh vào nhóm này trong tháng 11.
Một điều dễ nhận thấy trong tháng này là dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân làm chủ cuộc chơi, và những nhà đầu tư nào lãi nhiều nhất trong tháng đều là các nhà đầu tư “có máu liều” khi chọn các cổ phiếu chỉ có giá 1.000 – 4.000 đồng/cp.
Chuyên viên phân tích một quỹ đầu tư cho rằng các tổ chức và các quỹ trong tháng 11 may ra thắng được đà tăng của VN-Index (VN-Index tháng 11 tăng 2%, HNX-Index tăng 5,7%) còn với lượng tiền lớn khó có thể chọn các cổ phiếu “ruồi” để giải ngân do sợ rủi ro thanh khoản.
Các cổ phiếu bluechips tăng không nhiều. PPC là mã tăng mạnh nhất có mức tăng 15%, PGD vừa chia thưởng bằng tiền tỷ lệ 10%, giá (*) là giá sau điều chỉnh. HAG giảm do chịu áp lực từ khối ngoại bán ra 7 triệu cổ phiếu trong tháng.
Trên sàn HoSE, gần 80% cổ phiếu trên sàn tăng giá trong tháng 11 (241 mã), trong khi chỉ có 14 mã đứng giá (4,6%) và 48 mã giảm giá (15,8%).
Các mã tăng giảm mạnh nhất sàn HoSE trong tháng 11
VNH của Thủy sản Việt Nhật đã trở thành quán quân trên sàn HoSE với mức tăng 29 phiên trần liên tiếp (gần như tăng trần suốt tháng 11), tuy nhiên đến phiên giao dịch cuối cùng của tháng thì VNH điều chỉnh giảm sàn.
Cổ phiếu này đã tăng gấp 3 (185%) từ 2.600 đồng/cp lên 7.400 đồng/cp nhờ thông tin công ty này sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất và máy móc thiết bị tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Bình Chánh, Tp.HCM cho Tổng công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH MTV với tổng giá trị chuyển nhượng là 55,6 tỷ đồng vào báo cáo tài chính quý 4/2013.Xin lưu ý đây là thông tin bất thường và việc chuyển nhượng tài sản này chỉ diễn ra một lần.
Nhiều cổ phiếu đã có chuỗi tăng trần liên tiếp trong tháng 11 như PXM (trần 11 phiên liên tiếp, tăng 100%/tháng), KMR (trần 12 phiên, tăng 92%/tháng), DCT (trần 12 phiên liên tiếp, tăng 84%/tháng), ICF (trần 10 phiên liên tiếp, tăng 76%/tháng)…Ngoài ra, các cổ phiếu nóng trong tháng 11 bao gồm SGT, VPH, MCG, PXL, DTA, VST…ngoại trừ DCT vẫn duy trì được sức mua, các cổ phiếu còn lại đều bị chốt lời và có dấu hiệu điều chỉnh mạnh kể từ phiên cuối cùng tháng 11.
Ở phía giảm giá, NHW giảm 23% trong tháng do công ty này có ý định hủy niêm yết tự nguyện, TMS giảm 21%, VCF giảm 18% do xin ý kiến cổ đông giảm 46% kế hoạch lợi nhuận năm 2013 từ 475 tỷ xuống 255 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm 2013 VCF lãi ròng 115 tỷ đồng, chỉ bằng một nửa kế hoạch sau điều chỉnh.
Các mã TNG, HLG, HVX, VNI, TTP giảm trên 10%.
Tại sàn Hà Nội, tháng 11 VPC của CTCP Đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam tăng 221% do cổ phiếu này giao dịch thấp hơn nhiều giá trị sổ sách, lãnh đạo công ty giải trình lý do công ty tăng trần 13 phiên liên tiếp “nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty”.
Các cổ phiếu “tăng khủng” trên sàn Hà Nội đều có thị giá thấp
TKU tăng gấp đôi từ 6.300 đồng lên 13.000 đồng/cp do công ty này đã vượt kế hoạch năm từ quý 2, 9 tháng đầu năm 2013 TKU lãi ròng 44,87 tỷ đồng, gấp đôi kế hoạch năm, EPS 9 tháng đạt 1.841 đồng/cp.
VE8, LUT tăng trên 90% trong tháng 11, hai công ty này mặc dù có lãi nhưng chỉ lãi vài trăm triệu đồng.
Sàn Hà Nội tháng 11 có gần 100 mã tăng trên 20% (trong đó có VPC tăng gấp 3, TKU tăng gấp đôi, VE8, LUT tăng 93%), KHL, NVC tăng 80%, 18 mã tăng từ 50-80%). Tổng số mã tăng giá trên sàn Hà Nội trong tháng 11 là 283 mã (chiếm 75% số mã niêm yết trên sàn), 20 mã giảm đứng giá và 75 mã giảm giá.
Nếu nhìn vào đà tăng này của các cổ phiếu nóng, kịch bản khi thị trường điều chỉnh là điều ai cũng có thể nhận ra: lên càng mạnh xuống sẽ càng mạnh hơn bởi khi nhà đầu tư bán giá nào cũng có lãi, việc tháo chạy sẽ khiến cổ phiếu giảm sàn với tốc độ của “hòn tuyết lăn”. Hai phiên gần đây, VPC, KMR, VHN, MCG đều quay đầu giảm sàn hàng loạt.
mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt;
Theo Trí Thức Trẻ