ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.khoahoc.com.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Khai quật mộ cổ 300 năm ở Hà Nội
Thursday, December 12, 2013 0:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ngôi mộ trên được cho là của dòng họ Doãn. “10h đêm ngày 10/12, chúng tôi đã mang thi thể cụ đi mai táng ở gò Đìa Đanh trước sự chứng kiến của chính quyền và bà con. Họ Doãn dự định sẽ xây dựng cho cụ một khu mộ mới và khang trang”, ông Doãn Mạnh Hà, hậu duệ đời thứ 15 của dòng họ Doãn cho biết.

Khai quật mộ cổ 300 năm ở Hà Nội
Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường cùng đồng nghiệp xem xét thi thể. (Ảnh do tiến sĩ Cường cung cấp)

Chiều 7/12, trong lúc thi công xúc đất hạ đường để làm giao thông thủy lợi nội đồng trên cánh đồng Chằm, thì bất ngờ chiếc máy xúc đụng phải ngôi mộ mất nấm và để lộ ra chiếc quan tài.

Theo yêu cầu của địa phương, Bảo tàng Hà Nội cùng PGS, TS Nguyễn Lân Cường, Tổng thư ký hội khảo cổ học Việt Nam đã tới tìm hiểu sự việc. Sau khi làm thủ tục tâm linh, 15h15 chiều 10/12, ông Cường cùng đồng nghiệp đã mở nắp quan tài cổ trong sự chứng kiến của khoảng ba đến bốn nghìn người địa phương.

Thi thể bên trong quan tài khá nguyên vẹn, hai ngón chân được buộc vào nhau và lồng trong tất làm bằng vải thô. Phần quách của quan tài, bị vỡ gần hết do tác động của máy xúc, có màu cà-phê sữa và rất mịn. “Các quách khác thường còn rõ hạt gạo rang hay vôi vữa xung quanh còn thô, nhưng cái này rất mịn và rắn chắc”, ông Cường nói.

Khai quật mộ cổ 300 năm ở Hà Nội
Thi thể còn nguyên tóc và là một khối nguyên vẹn. (Ảnh do tiến sĩ Cường cung cấp)

Lật nắp, nhóm khoa học thấy lớp ván trên nối với phần thân của quan tài bằng chốt gỗ chắc chắn, bên dưới còn lớp ván mỏng. Mở lớp ván mỏng thì thấy xác được bọc bằng ba chiếc chăn vải gai và buộc nút trên bụng. “Vì máy xúc tác động mạnh nên nước bên trong đã chảy ra ngoài, tấm vải bị ướt và dễ rách. Chúng tôi đã mang về bảo tàng để phơi khô và nghiên cứu mẫu nước”, ông Cường cho biết.

Chuyên gia khảo cổ nhận định, thi thể là của người phụ nữ cao khoảng 1m65, được mặc khoảng 10 cái áo và một chiếc quần, tóc dài, răng nhuộm đen, trong miệng ngậm đồng tiền rỉ nên các chuyên gia không nhìn thấy chữ viết trên đồng tiền.

Trong quan tài, người xưa chèn thêm mấy chục cuộn giấy bản; hai bên thái dương là hai gối vải, bên trong có bông. Một gối vải khác dài 60cm, đường kính 10cm đặt ở giữa hai chân thi thể.

“Theo chúng tôi, kỹ thuật mai táng đó chỉ có ở thời Hậu Lê, không thể ở đời Lý hay Trần, với niên đại cách đây khoảng 300 năm. Trong miền nam có thể kéo dài muộn hơn tức là thời Nguyễn vẫn còn hình thức mai táng này”, ông Cường nói.

Có điểm chú ý khác, theo ông Cường là các mộ thường có hiện vật, nhưng ngôi mộ ở Quốc Oai thì không. “Loại hình mai táng này thường là của người theo đạo Phật, hoặc người giàu có, hay vua chúa, chứ dân nghèo không thể mai táng như thế”, ông Cường nhấn mạnh.

Trước khi ngôi mộ được cho là thuộc dòng họ Doãn, có rất nhiều người ở nơi khác cũng đến nhận, trong đó có dòng họ Đặng Trần, Nguyễn Lương… Tuy nhiên các dòng họ này không có căn cứ vì vậy đã tự rút lui.

Khai quật mộ cổ 300 năm ở Hà Nội
Ông Hà tìm trong gia phả có ghi chép và chứng minh ngôi mộ là của dòng họ Doãn. (Ảnh: Hương Thu)

Theo ông Mạnh Hà, dòng họ Doãn có đầy đủ ghi chép trong gia phả. Nhiều người cao tuổi trong làng cũng nói rõ, khu ruộng có ngôi mộ ngày xưa là của dòng họ. “Ngoài ra, các cụ cao tuổi vẫn nhớ khu mồ mả của dòng họ ở khu vực đó”, ông Hà nói thêm. Mặt khác, kết luận của các nhà khoa học về niên đại ngôi mộ cũng tương ứng với thời gian mất của cụ bà.

Theo gia phả, cụ bà có tên là Nguyễn Thị Dạ, thuộc đời thứ 4, hiệu là Kiệu Kiên, được phong là tiết phụ. Chồng của bà tên Đặng Khoa, hiệu là Thái Hoa, thọ 31 tuổi và giỗ ngày 3/8.

Về cụ bà, gia phả có viết: “Năm tuổi trẻ (28 tuổi) gặp lúc khốn ách (chồng bị người mưu hại), người thân thuộc không có ai, các con bé dại. Bà hết sức sửa sang việc gia đình, thờ chồng nuôi con. Con cả cho đi học, con thứ cho đi cày, con nào cũng đều làm nên cả. Thọ được 70 tuổi, giỗ cụ về ngày 9 tháng 12″.

Khai quật mộ cổ 300 năm ở Hà Nội
Gia phả dòng họ Doãn có ghi chép đầy đủ về cụ bà Nguyễn Thị Dạ. (Ảnh: Hương Thu)

Về vấn đề xác định thi thể cụ bà là của dòng họ nào, theo tiến sĩ Nguyễn Lân Cường không khó, chỉ cần mang mẫu tóc đi xét nghiệm DNA là có thể đưa ra kết luận chính xác.

Khai quật mộ cổ 300 năm ở Hà Nội
Ngôi mộ cổ được phát hiện tại cánh đồng Chằm thôn Phú Mỹ (xã Ngọc Mỹ, huyên Quốc Oai, Hà Nội) trong khi làm thủy lợi nội đồng.

Khai quật mộ cổ 300 năm ở Hà Nội
Bên ngoài chiên quan tài cổ là một loại hợp chất bền chắc, khi tách ra khỏi lớp gỗ thì tỏa hương thơm ngào ngạt.

Khai quật mộ cổ 300 năm ở Hà Nội
Nắp ván thiên được chốt bởi 4 khóa gỗ giống hình chữ X; khi được bật ra, bên dưới là một tấm ván khác, lớp gỗ quan tài vẫn còn rất chắc chắn tươi mới.

Khai quật mộ cổ 300 năm ở Hà Nội
Thi hài người quá cố được bó chặt bằng nhiều lớp vải và chèn bằng những cuộn giấy bản.

Khai quật mộ cổ 300 năm ở Hà Nội
Hàng ngàn người dân quá hiếu kì đổ xô vào xem, khiến PGS.TS Nguyễn Lân Cường phải kêu gọi vãn hồi ổn định để các chuyên gia làm việc.

Khai quật mộ cổ 300 năm ở Hà Nội
Thi hài người quá cố được đưa ra khỏi quan tài, vẫn còn nguyên hình một xác ướp khô, bộ tóc dài còn nguyên vẹn như tóc của một người trong giấc ngủ.

Khai quật mộ cổ 300 năm ở Hà Nội
Đôi bàn chân của người quá cố còn nguyên, rõ từng ngón và móng chân.

Khai quật mộ cổ 300 năm ở Hà Nội
Sau khi được kiểm tra, thi hài người quá cố được đưa trở lại chiếc quan tài cổ.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.