Theo giáo sư, tiến sỹ Ann Marie Cyphers Tomic, Trưởng Nhóm khảo cổ UNAM, hai chiếc đĩa gốm tìm thấy được xác định thuộc nền văn minh Olmeca tồn tại từ năm 1.400 đến 200 trước Công nguyên.
Hai đĩa gốm làm từ đá bazan có đường kính tới 61cm.
Khu khảo cổ San Lorenzo Tenochtitlán ở bang miền Đông Veracruz. (Ảnh: Wikipedia)
Trên bề mặt đĩa thứ nhất có chạm trổ chân của chim đại bàng, trong khi tại đĩa thứ hai lại có hình chân con báo, nhiều khả năng là biểu tượng của vị Hoàng đế đã cho tiến hành xây dựng khu Cung điện trung tâm của nền văn minh Olmeca, nay thuộc khu khảo cổ San Lorenzo Tecnochtitlán.
Từ trước tới nay, khoa học khảo cổ Mexico vẫn coi nền văn minh Olmeca là nguồn gốc của các nền văn minh khác tại quốc gia Bắc Trung Mỹ.
Thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của Olmeca là từ 1.150 đến 400 năm trước Công nguyên trải dài trên vùng lãnh thổ rộng lớn mà ngày nay bao gồm các quốc gia Trung Mỹ và một số bang miền Nam Mexico.
Bên cạnh các công trình kiến trúc nổi tiếng và độc đáo như các loại Tháp đá, người Olmeca còn được đánh giá rất cao về trình độ tranh khắc đá và tượng đá.
Một hiện vật nổi tiếng của nền văn minh này là tượng Thần Tlaloc (Thần Nước) hiện đang được trưng bày ngay cổng vào Viện bảo tàng Nhân chủng Quốc gia Mexico tại thủ đô Mexico City.
2013-12-01 19:00:04