Các nhà khoa học mới đây phát hiện hóa thạch của loài muỗi hút máu có từ cách đây 46 triệu năm trong một phiến đất sét ở phía tây bắc Montana, Mỹ.
Hóa thạch muỗi được các nhà nghiên cứu xác định là có từ 46 triệu năm trước. Con muỗi ở tình trạng no căng máu sau khi châm vòi vào một một con chim hoặc một loài động vật có vú, nhưng sau đó không may bị rơi và chìm xuống đáy hồ nước.
Mẫu muỗi hóa thạch trên phiến đất sét còn no máu |
Tiến sĩ Dale Greenwalt thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia Smithsonian cùng đồng nghiệp đã cùng tiến hành nghiên cứu hóa thạch muỗi này. Các nhà khoa học phát hiện trong dạ dày của muỗi cái có hợp chất sắt, hemoglobin, một protein phức tạp chứa phần tử sắt có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích oxy trong cơ thể động vật.
Trong khi nghiên cứu, các nhà khoa học có thể khám phá sâu bên trong của hóa thạch muỗi nhờ các phân tử bismuth, một loại kim loại nặng có thể làm bốc hơi các chất hóa học được tìm thấy trong hóa thạch.
“Phát hiện này thực sự rất có ý nghĩa, nó đã cung cấp các bằng chứng cho thấy porphyrin, hợp chất hữu cơ được phát hiện trong các sinh vật sống từ vi khuẩn đến con người là cực kỳ ổn định. Nhờ đó, các nhà khoa học có thể nghiên cứu các loài động vật và thực vật đã chết từ rất lâu.”, Mary Schweitzer, nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bắc Carolina, nói.
Nguồn: baodatviet.vn