ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Người báo tin để Dương Chí Dũng bỏ trốn có thể chỉ bị xử “nhẹ nhàng“!
Tuesday, December 17, 2013 19:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Xung quanh vụ án Vinalines, việc xử lý người đã gọi điện báo tin cho Dương Chí Dũng bỏ trốn đang được dư luận đặc biệt quan tâm, với tâm trạng hy vọng lẫn ngờ vực lẫn lộn.

 Vì mặc dù Dương Chí Dũng nói đã khai tên người này tại cơ quan điều tra, nhưng hình như tòa và viện kiểm sát đã không làm rõ.
Nếu xử lý nghiêm và đúng luật, nhiều khả năng người gọi điện cho Dương Chí Dũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “cố ý làm lộ bí mật công tác” theo Điều 286 Bộ luật Hình sự, với khung hình phạt từ cải tạo không giam giữ (nếu được đánh giá hậu quả không nghiêm trọng) cho đến cao nhất là từ 2-7 năm tù.
Theo quy định hiện hành, nếu người này bị kết án từ 3 năm tù trở xuống thì có thể sẽ được hưởng án treo. Như vậy có thể thấy là dù vụ việc gây xôn xao dư luận thì rồi sẽ đi đến kết quả nhẹ nhàng, chẳng có gì nghiêm trọng hay lớn chuyện cả.
Nhiều người tin rằng người đó phải là một “quan to”, thậm chí rất to thì mới có được những thông tin thuộc hàng mật và nhạy cảm như vậy.

Thực ra điều mà dư luận quan tâm không hẳn là hình phạt nặng hay nhẹ, mà là muốn biết con người “thân thiết”, “nâng đỡ” hay thậm chí có “ơn nghĩa” với Dương Chí Dũng này là ai, ở cấp bậc nào? Nhiều người tin rằng người đó phải là một “quan to”, thậm chí rất to thì mới có được những thông tin thuộc hàng mật và nhạy cảm như vậy.

Tuy nhiên, nếu việc lộ thông tin xuất phát từ một vị “quan” rất to thì theo lẽ thông thường vị này sẽ không đời nào lại hạ mình đến mức phải trực tiếp gọi điện báo tin, mà sẽ “nhắn” qua một người khác, và người này trực tiếp gọi điện báo cho Dương Chí Dũng.
Nếu khả năng này xảy ra thì tuy cũng là hành vi làm lộ bí mật công tác, nhưng nhiều khả năng vị quan rất to này sẽ chỉ bị xử về tội “vô ý làm lộ bí mật công tác” – theo Điều 287 Bộ luật Hình sự, với khung hình phạt còn nhẹ hơn nữa, vì không phải là tội cố ý.
Hành vi gọi điện cho Dương Chí Dũng bỏ trốn ngoài việc gây ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước và các cơ quan tiến hành tố tụng thì còn gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước số tiền không nhỏ (làm phát sinh các chi phí truy đuổi, xác minh, dẫn độ Dương Chí Dũng từ Campuchia về Việt Nam…). Số tiền có thể nhiều trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng. Nhưng khung hình phạt theo điều luật rõ ràng là quá nhẹ, thậm chí chỉ như “phủi bụi”, nếu so sánh với việc chỉ trộm cắp vài triệu đồng đã có thể bị ở tù nhiều năm.
Chính điều này cho thấy pháp luật hình sự hiện nay đang có sự nương nhẹ với các đối tượng phạm pháp là quan chức nhà nước.  
Cần phải xem xét đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người đã gọi điện cho Dương Chí Dũng một cách thấu đáo. Người này cần phải bị buộc bồi thường thiệt hại để bù đắp những chi phí nhà nước đã bỏ ra.

Về nguyên tắc, khi một người có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường. Trong vụ án tham nhũng tại Vinalines, Dương Chí Dũng ngoài việc lãnh án tử hình đã bị buộc phải bồi thường số tiền 110 tỉ đồng trong vụ mua ụ nổi 83M dỏm.

Chính vì vậy, theo tôi cần phải xem xét đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người đã gọi điện cho Dương Chí Dũng một cách thấu đáo. Người này cần phải bị buộc bồi thường thiệt hại để bù đắp những chi phí nhà nước đã bỏ ra. Đất nước ta đang rất khó khăn về ngân sách, rất nhiều người dân còn rất nghèo khổ, thiếu thốn, vì vậy không có lý do gì lại không buộc những ông quan to phải bồi thường thiệt hại do hành vi phạm pháp của mình gây ra.
Sở dĩ tôi đề nghị như trên là vì tuy là chuyện hiển nhiên nhưng trên thực tế lại không phải vậy. Có nhiều vị quan chức tuy hành vi (trong công việc) chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng hoàn toàn sai nguyên tắc, trái quy định của pháp luật và gây thiệt hại rất lớn cho xã hội, hết sức lãng phí, nhưng cuối cùng chẳng phải chịu trách nhiệm gì.
Đơn cử như tại TP.HCM trước đây, có trường hợp một ông phó chủ tịch UBND TP.HCM đã đưa ra “sáng kiến” và một mực đòi in và phát sổ lao động cho dân nhập cư (trong khi luật lao động không hề quy định về vấn đề này), gây lãng phí nhiều tỉ đồng, sổ in ra vứt xó. Cuối cùng chẳng có trách nhiệm gì cả, hòa cả làng.
Hơn nữa, tại Việt Nam cũng chưa có tiền lệ xử lý những vụ lộ bí mật như vụ gọi điện báo tin để Dương Chí Dũng bỏ trốn nên có thể vấn đề bồi thường và trách nhiệm dân sự có thể sẽ bị “quên”.
Luật sư Trần Hồng Phong

Một Thế Giới

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.