Cách này không nhằm để chơi trội, mà chỉ cố chuyên chở ý tưởng về buổi giao thời của vật liệu và quan niệm nghệ thuật. Khi người Pháp mang kỹ thuật sơn dầu đến dạy tại Việt Nam, thì cũng là lúc họ học kỹ thuật sơn mài mỹ nghệ, rồi đưa nó vào nghệ thuật. “Họ học hỏi lẫn nhau”, Trần Minh Tâm nói.
Mới nhìn thoáng qua những chân dung về Nam Phương hoàng hậu, vua Duy Tân, Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản… được thể hiện trang trọng, đẹp mắt, cứ ngỡ họa sĩ chỉ khắc họa lại không khí hiện thực nhà Nguyễn. Thế nhưng đây lại là cái nhìn xuyên thời đại, bởi nó không chỉ hóa giải về vật liệu, mà còn hóa giải về hoàn cảnh sống của nhân vật. Trần Minh Tâm không phải và không thể là họa sĩ cung đình, nên anh không có nghĩa vụ vẽ “y như thật được tô vẽ”, dù tổng thể nhìn khá thật. Đây là một tổng thể đã được “liên chủ thể” giữa sự thật quá khứ và ý tưởng đương thời của họa sĩ.
Trần Minh Tâm biết cuộc đời và cả thanh danh của Phan Thanh Giản có 3 giai đoạn chính, anh đã hư cấu nên “bố cục ba”. Mới nhìn cứ ngỡ anh mô tả hiện thực, nhưng thực tế anh tái tạo hiện thực, với chủ thể thực và nhiều chi tiết thực, nhưng tổng thể lại là phi thực. Các tác phẩm khác về Nam Phương hoàng hậu, Lê Văn Duyệt… cũng thể hiện khá sinh động cách liên chủ thể này.
Thể thao & Văn hóa