Ai cũng biết John Maynard Keynes (1883 – 1946) là nhà kinh tế học vĩ đại người Anh, người đã khai sinh ra kinh tế học vĩ mô hiện đại, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Lí thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (The General Theory of Employment, Interest, and Money). Bên cạnh việc nghiên cứu chính sách tài khóa và tiền tệ của các chính phủ, ông còn mở đường cho sự ra đời của rất nhiều lí thuyết về đầu tư mà ngày nay đã được cả thế giới công nhận.
Xét trên một phương diện nào đó, Keynes chính là người đi tiên phong trong lĩnh vực quỹ đầu cơ. Vào những năm 1920, ông đầu cơ vào tiền tệ, mà nổi bật là việc đầu cơ vào các macro hedge fund (quỹ tìm kiếm lợi nhuận từ các biến động của chính sách lãi suất). Tiếp đó, vào những năm 1930, ông chuyển hướng sang đầu cơ chứng khoán. Bên cạnh việc kiếm được rất nhiều tiền từ các khoản đầu tư này, ông cũng không dưới 2 lần phải chịu tổn thất to lớn. Những tổn thất khiến ông quyết định chuyển từ đầu cơ sang đầu tư.
Cuốn sách “Keynes’s Way to Wealth” (tạm dịch là “Đường tới giàu có của Keynes”) do nhà báo tài chính kì cựu – John F.Wasik viết, đã tiết lộ câu chuyện bí mật này. Sau khi thu thập được tài liệu từ thư viện King’s College của đại học Cambridge (Anh), Wasik đã đưa ra những lập luận thuyết phục chứng minh rằng Keynes là một trong những nhà đầu tư vĩ đại trong nửa đầu thế kỉ XX và chỉ ra những bài học quý giá cho các nhà đầu tư hiện nay.
Một sự thực thú vị mà cuốn sách này tiết lộ là không phải phần lớn cuộc đời của Keynes gắn liền với việc đầu tư. Keynes là một thành viên của nhóm Bloomsbury – một vòng kết nối xã hội nổi tiếng với các thành viên đều theo chủ nghĩa không tưởng hoặc cấp tiến.
Keynes chính là một “điểm sáng” trên thị trường trong suốt những năm 1930, khi mà cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 – 1933 nổ ra. Ngoại trừ việc mất tới 2/3 số tài sản của mình trong cuộc suy thoái năm 1938 ở Mỹ do việc rút lại các gói kích thích kinh tế; tài sản của Keynes hầu như tăng và đã lên tới 36 triệu USD (tính theo giá trị năm 2013)khi ông qua đời năm 1946. |
Quan điểm độc đáo của Keynes đã được biết đến rộng rãi trong cuốn sách “The Economic Consequences of the Peace” (tạm dịch: “Hậu quả kinh tế của sự hòa bình”). Hòa ước Versailles năm 1919 về chấm dứt Thế chiến thứ nhất với chiến thắng của phe Hiệp ước đã buộc chính phủ nước cộng hòa Weimar (nước Đức ngày nay) phải bồi thường chiến phí. Để giảm bớt tác động tiêu cực mà Hòa ước gây ra cho mình, chính phủ Weimar đã chủ động gây ra tìnhtrạng lạm phát tiền tệ trong nước. Và trong cuốn sách của mình, Keynes đã tiên liệu rằng Hòa ước này và lạm phát phi mã tại nước cộng hòa Weimar sẽ mở đường cho sự ra đời của Đế chế thứ ba do Adolf Hitler lãnh đạo.
Cuốn sách này không lâu sau đã trở thành cuốn sách bán chạy trên khắp thế giới, giúp Keynes rút ra bài học về sự sinh lợi của đồng tiền. Wasik viết: “Keynes tin rằng, đồng Franc Pháp, Reichsmark Đức và Lira Italia sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi lạm phát sau chiến tranh”. Nhưng lợi nhuận của ông nhanh chóng bốc hơi khi đồng Mark hồi phục do sự lạc quan nhất thời của giới đầu tư.
Để đối phó sau đó, ông đã chuyển hướng sang đầu tư vào hàng hóa. Say sưa nghiên cứu hàng nghìn trang tài liệu khô khan tại thư viện Cambridge, Wasik đã vô cùng kinh ngạc vì sự thích ứng nhanh của Keynes khi quyết định đầu tư vào hàng nghìn loại hàng hóa. Song mọi thứ đã sụp đổ vào năm 1929 do cuộc đại suy thoái kinh tế toàn cầu 1929 – 1933. Cuốn sách có đoạn viết: “Tất cả công việc kinh doanh của Keynes lao dốc thảm hại khi cầu về hàng hóa sụp đổ. Quan điểm vĩ mô của việc cố gắng dự đoán xem nền kinh tế đã biến động thế nào và kết nối kinh doanh tiền tệ với thương mại hàng hóa theo linh cảm đã thất bại trên bình diện rộng”.
Mất tới 80% giá trị tài sản ròng là một hồi chuông báo động cho Keynes. Vì vậy, ông đã thay đổi căn bản việc đầu tư của mình, tập trung nhiều hơn vào vốn cổ phần. Cuốn sách viết tiếp “Hậu quả của vụ bán tháo cổ phiếu tồi tệ nhất trong lịch sử là khiến Keynes trở thành người đi ngược lại xu thế chung” khi mua các cổ phiếu có diễn biến không tốt so với mặt bằng chung trên thị trường. Bên cạnh các cổ phiếu có giá trị vốn hóa cao, ông cũng mua các cổ phiếu có vốn hóa nhỏ và vừa nhưng trả cổ tức cao như cổ phiếu của các công ty dầumỏ hay công ty công ích.
Mục đích của ông là mua rẻ và nắm giữ trong thời gian không xác định để chờ thời cơ. Năm 1938, ông nhấn mạnh đến “sự lựa chọn cẩn thận của một vài khoản đầu tư xét về mức độ rẻ và giá trị tiềm năng trong tương lai”.
Keynes cũng được coi là “nhà cách mạng” trong việc quản lí dòng tiền. Theo Wasik, những nhà kinh tế trước Keynes cho rằng đầu tư công nghĩa là “mua và nắm giữ trái phiếu”. Các cơ quan công quyền ở Anh chỉ có 3% tài sản dưới dạng cổ phần năm 1920 và đến năm 1937 mới đạt 10%. Với việc quản lí danh mục vốn đầu tư cho King’s College và 2 công ty bảo hiểm Anh, Keynes đã phá vỡ khuôn mẫu với việc triển khai đa số danh mục vốn đầu tư dưới dạng vốn cổ phần.
Ông cũng tin tưởng vào lí thuyết “opposed risks” với việc quyết định nắm giữ nhiều loại tài sản khác nhau để bù đắp thiệt hại và hạn chế rủi ro như trái phiếu,bất động sản và vàng. Đây chính là tiền đề cho học thuyết về đa dạng danh mục vốn đầu tư sau này.
Với việc sử dụng công cụ đòn bẩy hiệu quả cho danh mục đầu tư tại King’s College, Keynes chính là một “điểm sáng” trên thị trường trong suốt những năm 1930, khi mà cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 – 1933 nổ ra. Ngoại trừ việc mất tới 2/3 số tài sản của mình trong cuộc suy thoái năm 1938 ở Mỹ do việc rút lại các gói kích thích kinh tế; tài sản của Keynes hầu như tăng và đã lên tới 36 triệu USD (tính theo giá trị năm 2013) khi ông qua đời năm 1946.
Các bài học do Keynes đúc rút ra vẫn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới tận ngày nay. Thiết nghĩ, các nhà đầu tư cần cân nhắc để lựa chọn đúng loại tài sản để đầu tư và kiên định với chiến lược đầu tư đó. Đứng lên mạnh mẽ sau thất bại chính là bài học quý giá nhất mà Keynes để lại.