ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infonet.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những mốc son trong cuộc đời người anh hùng Nelson Mandela
Thursday, December 5, 2013 21:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thứ sáu 06/12/2013 11:05

Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Rolihlahla Mandela đã qua đời vào 20h50 tối 5/12 (theo giờ địa phương). Cuộc đời của ông gắn liền với lịch sử phát triển của vùng đất châu Phi nói chung cũng như đất nước Nam Phi nói riêng.

Ông Nelson Mandela sinh ngày 18/7/1918 tại Mvezo, tỉnh Eastern Cape, Nam Phi. Sự nghiệp đấu tranh vì giải phóng đất nước Nam Phi được bắt đầu từ những ngày ông là sinh viên của trường đại học Fort Hare ở quê hương ông, tỉnh tỉnh Eastern Cape. Tên ông đã được một giáo viên tiểu học đặt nhằm vinh danh một anh hùng hải quân nước Anh, Đô đốc Horatio Nelson.

Xin giới thiệu với độc giả những mốc son chính trong cuộc đời của Nelson Rolihlahla Mandela.

1939 – Nelson Mandela bắt đầu cuộc sống sinh viên chuyên ngành nghệ thuật tại Đại học Fort Hare trong Alice , Eastern Cape

1940 – Ông bị đuổi khỏi trường đại học vì đã tham gia vào cuộc biểu tình chống đối.

1941 – Ông chạy trốn khỏi một cuộc hôn nhân sắp xếp. Mandela đã chuyển đến Johannesburg và làm việc như một bảo vệ mỏ vàng trong một thời gian ngắn.

1941 – Ông ủng hộ mạnh mẽ Walter Sisulu, một thành viên tích cực của Đại hội Dân tộc Phi (ANC) – một phong trào chống chủ nghĩa a-pác-thai lớn ở Nam Phi và ngày nay là đảng cầm quyền của nước này. Sisulu đã giới thiệu Mandela tới làm thư ký tại một công ty luật có tên là Witkin, Sidelsky và Eidelmana, và cả hai trở thành đồng nghiệp.

1942 – Ông chính thức bắt đầu tham gia vào ANC. Cũng trong năm này, ông hoàn thành chương trình cử nhân nghệ thuật.

1944 – Ông sáng lập Liên đoàn Thanh niên giải phóng ANC cùng với Anton Lembede, Oliver Tambo và Walter Sisulu.

1944 – Ông kết hôn với Evelyn Mase Ntoko, người vợ đầu tiên. Hai năm sau, con trai cả Madiba Thembekile (Thembi) ra đời.

1948 – Ông được bầu làm thư ký quốc gia của Liên đoàn Thanh niên ANC. Trong năm này, chính phủ Nam Phi chính thức thực hiện các chính sách phân biệt chủng tộc.

17/12/1949 – ANC thông qua chương trình hành động, lấy cảm hứng từ Liên đoàn Thanh niên, chủ trương biểu tình, đình công, bất tuân dân sự và cương quyết không hợp tác với chính quyền.

1950 – Con trai thứ hai và thứ ba của ông ra đời. Trong năm, Chính phủ thông qua luật Đàn áp Cộng sản, chính thức cấm Đảng Cộng sản Nam Phi hoạt động.

1951 – Ông được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Thanh niên ANC.

1952 – ANC tiến hành chiến dịch ngăn chặn sự bất công pháp luật. Mandela được bầu làm Trưởng tình nguyện viên quốc gia của ANC và đi khắp Nam Phi tổ chức kháng chiến.

1952 – Nelson bị bắt cùng với Walter Sisulu và 18 người khác, bị kết án chín tháng tù giam và lao động khổ sai, và chịu án treo hai năm.

1952 – Ông được bầu làm chủ tịch khu vực Transvaal của ANC, và là người đầu tiên giữ chức Phó Chủ tịch ANC.

Năm 1987, Nelson Mandela ngã bệnh với các dấu hiệu sớm của bệnh lao và đã phải nhập viện tại Bệnh viện Tygerberg tại Cape Town. Trong ảnh là những người biểu tình đòi trả tự do cho ông.

1952 – Là người da đen đầu tiên ở Nam Phi mở công ty luật trong trung tâm thành phố Johannesburg, hợp tác với Oliver Tambo.

1953 – Ông nghĩ ra kế hoạch M (Kế hoạch Mandela) cho các hoạt động ngầm trong tương lai của ANC.

1953 – Con gái của ông ra đời, là người con thứ tư của ông và là con gái thứ hai.

26/6/1955 – Đại hội liên minh các phong trào chống chủ nghĩa A-pác-thai được tổ chức ở Soweto. Ở đây, các phong trào đã thông qua một nguyên tắc cơ bản cho một Nam Phi tự do: “Nam Phi thuộc về tất cả mọi người, kể cả da đen và da trắng. Không có một chính phủ nào có quyền tuyên bố chủ quyền, trừ khi nó dựa trên ý muốn của tất cả mọi người”.

5/10/1956 – Nelson Mandela bị bắt cùng với 150 người khác, bị buộc tội phản quốc. Một phiên tòa kéo dài 5 năm, và cuối cùng tất cả các bị cáo đều được tuyên vô tội.

1958 – Ông Mandela ly dị người vợ đầu Evelyn Mase và kết hôn với bà Winnie Madikizela và sinh người con thứ 5.

1960 – Cảnh sát đàn áp một cuộc biểu tình ôn hòa, giết chết 69 người. Ngay lập tức, một cuộc biểu tình bảo loạn nổi lên khắp Nam Phi. Chính phủ Nam Phi bắt giữ hơn 18.000 người, cấm ANC và các phong trào giải phóng khác.

1960 – Người con thứ sáu của Mandela ra đời.

1961 – Hội đồng xét xử tội phản quốc kết thúc với một tuyên bố trắng án cho Mandela và các bị cáo khác.

1961 – ANC quyết định chuyển từ bất bạo động sang các phong trào bạo lực chống phân biệt chủng tộc. Cánh vũ trang của phong trào, Umkhonto weSizwe ( Tạm dịch: “Ngọn giáo quốc gia”), được hình thành. Ông Mandela lãnh đạo phong trào. Và phải sống cuộc sống ngụy trang để tránh bị chính phủ bắt giữ.

5/8/1962 – Ông bị bắt giữ và giam cầm ở Fort Johannesburg, bị kết tội trốn ra nước ngoài bất hợp pháp và kích động biểu tình. Sau đó, ông bị kết án 5 năm tù trên đảo Robben, gần Cape Town.

20/4/1964 – Tại phiên tòa xử ông của Hội đồng xét xử Rivonia, Mandela đã có những tuyên bố trở nên nổi tiếng thế giới. Trong ngày xét xử đầu tiên, ông đưa ra lý do lựa chọn sử dụng bạo lực của ANC. “Tôi đã ấp ủ lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do, trong đó tất cả mọi người sống hòa thuận với nhau và có cơ hội bình đẳng như nhau. Đó là một lý tưởng mà tôi hy vọng có thể đạt được lúc còn sống. Nhưng …nếu cần, tôi sẵn sàng chết vì lý tưởng đó”.

Sau đó, ông đã bị kết án tù chung thân, tiếp tục bị gửi đến đảo Robben, bị phân loại tù nhóm D, nhóm tù bị đối xử thấp nhất.

Tháng Sáu 16, 1976 – Trong Soweto, cảnh sát nổ súng ở Nam Phi vào học sinh phản đối việc sử dụng các Afrikaans như một phương tiện giảng dạy . Soweto cuộc nổi dậy bắt đầu, nhanh chóng lan rộng trên khắp Nam Phi và để lại thiệt hại rất lớn về tài sản, thiệt hại về người trong thức của nó . Đáp lại, một số lượng đáng kể của trẻ đen lại Nam Phi để tham gia lực lượng của ANC ở các nước láng giềng .

1982 – Mandela được chuyển đến nhà tù Pollsmoor tại Cape Town, cùng với các nhà lãnh đạo ANC khác nhằm loại bỏ ảnh hưởng của họ tới các tù nhân khác trên đảo Robben.

Trong nhiều năm sau đó, rất nhiều phong trào đòi thả tự do cho Nelson Mandela diễn ra trên khắp thế giới. Tượng của ông được điêu khắc ở khắp nơi. Đặc biệt, vào năm 1985, Stevie Wonder từng dành Oscar cho bài hát “I just called to say I love you” tặng riêng cho Mandela. Bài hát sau đó bị cấm trên tất cả các đài phát thanh truyền hình Nam Phi.

11/02/1990 – Tràn ngập trong sự quan tâm của thế giới, ông Nelson Mandela được trao trả tự dò từ nhà tù Pollsmoor tại Cape Town. Sau khi ra tù, ông Mandela đã tiếp tục cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc. Trong năm, ông đã đàm phán với chính phủ và đưa ra một cam kết hòa giải giữa các bên, đưa ANC trở lại hoạt động công khai và chấm dứt phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

Ông được thả sau 28 năm bị giam cầm vào ngày 11/2/1990.

14/9/1991 – Hiệp ước hòa bình quốc gia Nam Phi được ký kết, dọn đường cho việc đàm phán Công ước về một Nam Phi Dân chủ (Codesa). Năm 1992, các cuộc đàm phán chính thức được bắt đầu.

Tháng 7/1993 – Tổng thống Mỹ Bill Clinton trao Huân chương Tự do Philadelphia cho ông Mandela.

Tháng 12/1993 – Mandela và Tổng thống Nam Phi lúc đó, ông FW de Klerk cùng nhận giải Nobel Hòa bình cho các vai trò khác nhau của họ trong việc chấm dứt phân biệt chủng tộc. Ông Mandela cũng lọt vào danh sách Nhân vật của năm do tạp chí Time bình chọn, cùng với FW de Klerk, Yasser Arafat và Yitzhak Rabin.

Mandela giành giải Nobel Hòa bình hôm 9/12/1993 tại Oslo vì đã những cống hiến chống phân biệt chủng tộc một cách hòa bình.

Ngày 10/05/1994 – Ông Nelson Mandela trở thành Tổng thống dân chủ đầu tiền của Nam Phi.

1995 – Ông phải đối mặt với những thử thách mới. Ủy ban Hòa giải được thiết lập và Luật Hòa giải được thông qua.

1996 – Ông Mandela ly dị người vợ thứ hai Winnie Madikizela.

Tháng 7/1998 – Ông Mandela kết hôn người vợ thứ ba Graça Machel khi ông tròn 80 tuổi.

1999 – Trở thành 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20 do tạp chí Time bình chọn.

Tháng 7/2001 – Được chẩn đoán và điều trị thành công ung thư tuyến tiền liệt.

7/2002 – Tổng thống Mỹ George W Bush trao Huân chương Tự do của Tổng thống, giải thưởng dân sự cao quý nhất của Mỹ cho Nelson Mandela.

2003 – Ông đứng tên một chương trình gây quỹ, nâng cao nhận thức chống lại đại dịch AIDS.

2005 – con trai thứ, Makgatho Mandela qua đời vì AIDS ở độ tuổi 54.

Tháng 1/2011 – Mandela nhập viện vì bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.

20h50 Ngày 05/12/2013: Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua đời ở tuổi 95.

Phan Sương

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.