ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Phanh phui những vụ buôn tiền ở Việt Nam
Friday, December 13, 2013 20:00
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ông Nguyễn Văn Ngọc – cục trưởng cục Phòng, chống rửa tiền (NHNN) cho biết, từng phát hiện hai tên tội phạm sử dụng thẻ Visa Debit để tuồn “tiền bẩn” từ Việt Nam ra nước ngoài, sau đó lại chuyển “tiền sạch” vào Việt Nam với thủ đoạn siêu tinh vi.

Tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố đang là vấn đề mang tính toàn cầu, mỗi năm bọn tội phạm tiến hành “rửa” từ 1.000-1.500 tỷ USD trên toàn thế giới, gây ra những tác hại khôn lường đối với kinh tế, xã hội và an ninh toàn cầu. Các chuyên gia nhận định, Việt Nam dễ thành mục tiêu cho các tổ chức tội phạm rửa tiền quốc tế do nền kinh tế sử dụng nhiều tiền mặt, cùng với hoạt động thương mại và đầu tư ngày càng gia tăng. 

“Tiền bẩn” được ném vào bất động sản, chứng khoán

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tổng số giao dịch đáng ngờ trong năm 2012 là 51.000 tin, trong đó NHNN đã báo cáo chuyển sang công an 160 vụ. Tổng số tiền giao dịch khả nghi hơn 50.933 tỷ đồng. Theo cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và chức vụ (bộ Công an), tội phạm rửa tiền phổ biến nhất ở Việt Nam là đối tượng ở nước ngoài. Thủ đoạn thường tiến hành là tuồn “tiền bẩn” về Việt Nam để hợp pháp hóa, chuyển sang “tiền sạch”.

Theo nhận định của các chuyên gia, nếu việc rửa tiền thành công thì tội phạm làm sinh lợi từ số tài sản phạm tội mà có, trở thành nơi ẩn náu an toàn cho số tài sản có nguồn gốc phi pháp, không minh bạch. Điều nguy hiểm, một bộ phận tội phạm trong nước sử dụng số tiền lừa đảo, tham nhũng, mua bán ma túy… “rửa” bằng cách chuyển cho người thân, đầu tư vào các dự án, hợp đồng kinh tế ma. Việc rửa tiền được tiến hành qua rất nhiều kênh như chứng khoán, bất động sản,… Các chiêu thức rửa tiền ngày càng tinh vi và khó phát hiện, đặc biệt là sử dụng công nghệ cao như thẻ tín dụng.

Việc rửa tiền được tiến hành qua rất nhiều kênh như: Chứng khoán, bất động sản. (Ảnh minh họa).

Liên quan đến các giao dịch đáng ngờ mà NHNN công bố, một chuyên gia tài chính – ngân hàng (xin được giấu tên)  cho rằng, không chỉ có ngân hàng là kênh để tội phạm chọn rửa tiền mà ngay cả lĩnh vực bất động sản cũng là mảnh đất màu mỡ để tội phạm rửa tiền sở hữu. Rõ ràng, nếu họ đem một va ly “tiền bẩn” đi mua nhà, mua đất khi mà họ mua được nhà, rồi bán nhà đi thì người trả tiền cho họ là “tiền sạch”- tức là đã xoá dấu vết của “tiền bẩn”. Các giao dịch mua bán hàng hoá, du lịch… tất cả giao dịch có sử dụng tiền mặt đều có thể là kênh để tội phạm rửa tiền lựa chọn. Doanh thu từ các dịch vụ này biến “tiền bẩn” trở thành “tiền sạch”. Nhiều kênh rửa tiền nhưng ngân hàng vẫn là “trận tuyến” lớn nhất.

Rửa tiền làm tăng tỷ lệ tội phạm

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Ngọc – cục trưởng cục Phòng, chống rửa tiền (NHNN) cho biết, từng phát hiện hai tên tội phạm sử dụng thẻ Visa Debit để tuồn “tiền bẩn” từ Việt Nam ra nước ngoài, sau đó lại chuyển “tiền sạch” vào Việt Nam với thủ đoạn siêu tinh vi. Chúng thuê 10 người mở thẻ Visa Debit, sau đó mang số thẻ này sang Campuchia (vì Campuchia cho phép các trụ ATM nhả nội tệ và USD), sau đó đồng bọn ở Việt Nam liên tục chuyển tiền vào 10 thẻ Visa Debit trên, còn các đối tượng tại Campuchia cũng liên tục rút tiền tại Campuchia.

Số tiền sau khi rút ra được các đối tượng mua vàng chuyển về Việt Nam và từng bước hợp thức hóa. Đây chỉ là những chiêu thức rửa tiền mới phát hiện. Rửa tiền không chỉ giúp cho tội phạm che giấu được nguồn gốc của những khoản tiền bất hợp pháp mà còn tạo ra cơ sở cho chúng hưởng thụ và sử dụng những đồng tiền đã được “tẩy rửa” để phục vụ cho hoạt động phạm tội khác. Rửa tiền làm tăng tỷ lệ tội phạm, làm suy yếu các tổ chức tài chính, khiến cho nền kinh tế và khu vực tư nhân bị tổn thương, những nỗ lực tư nhân hóa bị tổn hại.

Cũng theo vị chuyên gia tài chính – ngân hàng, vấn đề rửa tiền là một trong những vấn đề nghiêm trọng, các tổ chức phạm pháp đang tìm kiếm lãnh thổ nào chưa có sự chặt chẽ về phòng chống rửa tiền để thực hiện hành vi phạm tội. Việt Nam cũng đang là điểm đến của loại tội phạm này trong thời gian qua. Mặc dù, chúng ta cũng đã đưa luật Phòng, chống rửa tiền vào cuộc sống nhưng chúng ta cũng cần phải có biện pháp mạnh và nỗ lực hơn nữa để giảm rủi ro, nguy hiểm của tội phạm rửa tiền qua lãnh thổ Việt Nam.

Hương Lan – Đỗ Thơm 

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.