ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infonet.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sai sót không đáng có trong lễ tưởng niệm Nelson Mandela
Wednesday, December 11, 2013 20:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


 

Các chuyên gia ngôn ngữ học khẳng định người đàn ông diễn giải ngôn ngữ ký hiệu trên sân khấu lễ tưởng niệm Cố Tổng thống Nelson Mandela đã đưa ra những “cử chỉ như là tay của trẻ con” trong nhiều giờ.

 
Người đàn ông dùng ngôn ngữ ký hiệu “giả” trong lễ tưởng niệm Cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela.

Những ký hiệu mà người phiên dịch trong lễ tưởng niệm ông Mandela hôm thứ Tư (11/12) là giả. Anh này đã không có khả năng phiên dịch cho người khiếm thị theo ngôn ngữ cử chỉ phổ biến mà chỉ đơn giản là tạo nên những cử chỉ theo cách của riêng mình, Liên đoàn người khiếm thính Nam Phi cho biết.

Tất cả các khán giả khiếm thính có mặt tại sân vận động và những người ngồi ở nhà theo dõi vô tuyên sẽ không thể hiểu được những bài phát biểu trong lễ tưởng niệm, bao gồm cả những gì Tổng thống Barack Obama đã nói.

David Buxton, giám đốc điều hành của Hiệp hội người khiếm thính Anh, cho biết vẫn chưa xác định được danh tính của người phiên dịch “giả”. Anh này được cho là đã thỏa thuận phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu với ban tổ chức lễ tưởng niệm, tuy nhiên anh ta chỉ biết “khoa tay múa chân” và những gì anh ta làm không có bất cứ ý nghĩa nào.

Ngôn ngữ ký hiệu của Nam Phi nằm trong nhóm 11 ngôn ngữ chính thức của quốc gia.

Ông Buxton, một người bị điếc, thông qua một thông dịch viên, cho biết những gì mà người phiên dịch trong lễ tưởng niệm làm chỉ là “cử chỉ trẻ con, như thể anh chưa bao giờ học bất cứ ngôn ngữ ký hiệu nào trong đời”.

Ông cho biết ngôn ngữ ký hiệu trên toàn thế giới là thống nhất, nhưng anh này đã lặp đi lặp lại các động tác tay lạ lùng. “Chúng hoàn toàn vô nghĩa. Anh này rõ ràng là gian lận, muốn đứng trên sân khấu với những người quan trọng. Anh ta quá táo bạo khi làm vậy”.

Ông Buxton nói thêm rằng đã không thể tin những gì ông và vợ ông nhìn thấy là sự thật. “Đó là sự thiếu tôn trọng và gây tổn thương cho cộng đồng người khiếm thính”, ông nói.

Buxton kêu gọi các nhà chức trách Nam Phi phải nêu tên người đàn ông “đáng xấu hổ” nói trên, người mà ông nói cũng đã phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu cho bài phát biểu của Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma tại một sự kiện quân sự hồi năm ngoái.

Hiệp hội thế giới của thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu (WASLI), Sheena Walters, cũng cho biết ngôn ngữ ký hiệu được sử dụng trong lễ tưởng niệm không giống với bất kỳ hình thức ngôn ngữ ký hiệu nào được quốc tế hoặc Nam Phi chấp nhận.

Khi được hỏi về yêu cầu bồi thường của hãng tin AP, chính phủ Nam Phi cho biết họ đã chuẩn bị một tuyên bố về vụ việc.

Thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu của Nam Phi Francois Deysel nói trên Twitter rằng các thông dịch viên đã phải đón nhận “một sự nhạo báng trong nghề nghiệp”.

Minh Anh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.