ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: blueplanet
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sức mạnh quân đội Việt Nam ở đâu so với thế giới
Friday, December 20, 2013 0:40
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nhân dịp kỷ niệm 69 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2013), Một Thế Giới đã có cuộc trò chuyện với Trung tướng Nguyễn Kim Khoa – Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội xung quanh các chủ đề trên.

Trong điều kiện đất nước không còn chiến tranh và xã hội thay đổi mạnh như hiện nay, tầm quan trọng quân đội có còn được như thời chiến không, thưa ông?

Vai trò của quân đội với bất kỳ quốc gia nào kể cả trong thời chiến cũng như trong thời bình đều là làm nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Với quân đội ta, quân đội có vị trí nòng cốt để bảo vệ tổ quốc cả thời chiến lẫn thời bình. 

Tuy nhiên, tư duy mới của Đảng ta ở đây là bảo vệ độc lập chủ quyền phải gắn với bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân và công cuộc đổi mới của đất nước dịch vụ xuất nhập khẩu… trong đó bảo vệ hòa bình, ổn định chính trị để phát triển đất nước là nội dung rất quan trọng trong việc bảo vệ tổ quốc. 

Theo đó, muốn có hòa bình thì chúng ta phải sẵn đàng đánh thắng trong chiến tranh. Muốn đánh thắng trong chiến tranh, chúng ta phải có quân đội mạnh và sẵn sàng chiến đấu cao. Vì thế, quân đội nhân dân Việt Nam bao giờ cũng ở vị trí trung tâm của nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.

Chúng ta đều nhìn thấy rằng, điều kiện thực tế thời chiến và thời bình có rất nhiều sự khác biệt. Trên cơ sở đó, việc tổ chức quân đội trong thời chiến và thời bình cũng phải khác nhau chứ ?

Truyền thống của chúng ta khi chưa có chiến tranh là thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” có nghĩa là quân ở trong dân, đó là truyền thống của cha ông ta và nhiều nước trên thế giới cũng thực hiện như vậy. Trong thời bình chúng ta chủ trương xây dựng quân đội chính quy tinh nhuệ hiện đại nhưng có lực lượng thường trực, hợp lý và có lực lượng dự bị động viên hùng hậu để khi có chiến tranh chúng ta động viên lực lượng sẵn sàng chiến đấu.

Khái niệm quân ở trong dân có mâu thuẫn với chính sách nghĩa vụ quân sự của Việt Nam hiện nay không ?

Thực hiện nghĩa vụ quân sự là chính sách để chúng ta thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng thường trực nhưng vừa là chính sách để xây dựng lực lượng dự bị động viên, nên dịch vụ hải quan điều này không có gì mâu thuẫn cả.

Thời gian gần đây, có thông tin nói rằng sẽ có luật cho thực hiện nghĩa vụ thay thế cho nghĩa vụ quân sự, thậm chí là cho đóng tiền để thay thế việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thông tin khiến cho dư luận hết sức hoang mang, sợ rằng sẽ không có sự công bằng và sợ “quân đội chỉ còn lại con nhà nghèo, ốm yếu” ?

Đó chỉ là ý kiến cá nhân suy luận thôi. Về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn thì chúng ta không áp dụng hình thức đó được vì nghĩa vụ quân sự đã được hiến định trong Hiến pháp từ 1946 đến giờ. 

Đây là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mỗi người dân, đồng thời là hình thức thực hiện nghĩa vụ cao nhất đối với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Bất kỳ ai chống lại, trốn tránh hoặc có hành vi vi phạm thì phải xử lý theo luật hình sự.

Với tình hình thực tế hiện nay, chỉ có khoảng trên 5% thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ từ 18 -25 hàng năm thực hiện nghĩa vụ quân sự. Gần 95% còn lại chưa phải thực hiện nghĩa vụ này. Để đảm bảo công bằng cho những người thực hiện nghĩa vụ quân sự thì trong dự thảo Hiến pháp có nói đến việc quy định nghĩa vụ thay thế. 

Nghĩa là nếu anh không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự thì phải làm nghĩa vụ khác để đóng góp vào việc xây dựng quân đội, xây dựng tiềm lực quốc phòng an ninh để đảm bảo mọi người phải bình đẳng trước pháp luật và để tạo ra công bằng xã hội.

Thanh niên vì lý do gì đó, qua tuổi 25 rồi mà chưa thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có thể đóng góp bằng nghĩa vụ thay thế khác, ví dụ như đi tình nguyện ở biên giới hải đảo, vùng sâu vùng xa…hoặc thực hiện nhiệm vụ dân quân tự vệ, công an nhân dân…đó là hình thức khác để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Theo như Hiến pháp việc nộp tiền của người dân chỉ có thể là nghĩa vụ đóng thuế chứ không có nghĩa vụ nào khác liên quan đến tiền nong.

Nghĩa là, không thể dùng tiền để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự ?

Người ta không thể quy định thay thế việc thực hiện một nghĩa vụ thiêng liêng là bảo vệ tổ quốc bằng giá trị đồng tiền. Nếu định lượng được bằng tiền thì nghĩa vụ thiêng liêng ấy còn ý nghĩa gì nữa.

Như ông nói, hiện nay chỉ có trên 5% thanh niên trong độ tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Gần 95% còn lại chưa phải thực hiện nghĩa vụ này. Với chính sách “ngụ binh ư nông” thì hình như thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự dù đã được rút ngắn xuống 18 tháng vẫn còn là quá dài. Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự tập trung dài như vậy có phù hợp không ?

Đó là một câu chuyện rất dài, tới đây chúng ta sẽ sửa đổi luật nghĩa vụ quân sự, chúng ta sẽ bàn thêm nội dung đó nhưng mà việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là quyền và nghĩa vụ cao quý thiêng liêng của mọi công dân, đây là nghĩa vụ bắt buộc và không có gì thay thế được. Kể cả công dân có bằng đại học nhưng khi có yêu cầu động viên của tổ quốc yêu cầu thì việc thực hiện nghĩa vụ quân sự vẫn phải được ưu tiên.

Chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới có những thách thức rất lớn, cả thách thức truyền thống lẫn phi truyền thống. Thế nên ta xây dựng quân đội và thực hiện nghĩa vụ của người dân là cũng phải có đổi mới để đảm bảo phù hợp với hiến pháp vừa sửa đổi và đảm bảo công bằng xã hội đối với người dân ai cũng có quyền và nghĩa vụ thực hiện việc bảo vệ tổ quốc. Có người thực hiện nghĩa vụ quân sự, có người thực hiện nghĩa vụ khác nhưng như tôi nói, nghĩa vụ quân sự vẫn là tối cao không gì có thể thay thế. 

Trong quá trình xây dựng luật nghĩa vụ quân sự thời gian tới, việc tham khảo kinh nghiệm các quốc gia khác trong xây dựng luật nghĩa vụ quân sự là cần thiết chứ, thưa ông ?

Một số nước như Israel hay Hàn Quốc yêu cầu tất cả thanh niên đều phải qua quân đội mới được đi làm việc khác nhưng với chúng ta là xây dựng nền quốc phòng toàn dân nên công dân nào cũng phải biết bảo vệ tổ quốc kể cả không qua nghĩa vụ quân sự. Đó là lý do giáo dục quốc phòng được đưa vào trường phổ thông và đại học theo quy định của luật giáo dục quốc phòng an ninh.

Sức mạnh của chúng ta là sức mạnh toàn dân mà lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt, đặc biệt là quân đội. Chiến tranh nhân dân có một sức mạnh rất lớn mà không phải quốc gia nào cũng có được. Nhiều kẻ thù bị ta đánh bại không thể nào hiểu nổi. 

Đường lối của ta là đường lối chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân – khác hoàn toàn so với các nước. Cho nên, kinh nghiệm của các nước chỉ để học hỏi chứ không thể áp dụng hoàn toàn như họ được. 

Tuy nhiên, trong quá trình chúng ta đang thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế thì chúng ta cũng phải học tập kinh nghiệm của các nước để xây dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt cho nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.

Quân đội của ta là quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu và mang bản chất giai cấp cách mạng và khoa học của Đảng, khác hẳn với quân đội chuyên nghiệp của một số nước như NATO, Mỹ…Tuy nhiên kinh nghiệm trong xây dựng tính chính quy, sự hiện đại và khả năng tác chiến trong nhiều môi trường thì ta phải học tập một cách có chọn lọc. 

Chúng ta phải có chính sách để luật nghĩa vụ quân sự có thể thu hút được người tài vào xây dựng quân đội tiếp cận với khoa học công nghệ mới, xây dựng quân đội trước mắt là một số quân chủng như phòng không không quân, hải quân, tác chiến điện tử….để tiến thẳng lên hiện đại do đó chúng ta tham khảo để học tập cái hay nhưng phải lấy thực tiễn Việt Nam là quyết định.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.