ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thế giới có còn cần đến Liên Hợp Quốc?
Thursday, December 26, 2013 22:47
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Không tác dụng, không phù hợp, không hiệu quả…Gần 70 năm sau khi được lập Liên Hợp Quốc đã bất lực trong việc can thiệp để giải quyết các điểm nóng trên thế giới, mà Syria là một ví dụ.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy05bDU2eGozWmdWby9VcjBUYlAtWlFXSS9BQUFBQUFBQUtfZy8zN3IyeXhZR2ZDZy9zMTYwMC9zbGlkZS1saHEuanBn
Theo tờ “Tiếng vọng” của Pháp, thực trạng Liên Hợp Quốc hiện nay phản ánh tình trạng chưa hoàn thiện của thế giới và sự chênh lệch quá lớn tương quan lực lượng giữa các nước thành viên của Hội đồng Bảo an. Bất chấp những thất bại gần đây, Liên Hợp Quốc vẫn là một thiết chế cần thiết cho các hoạt động ngoại giao.
Trên phương diện thực quyền, trong những năm gần đây người ta chỉ thấy Liên Hợp Quốc đã không thể ngăn cản Mỹ phát động cuộc chiến tranh Iraq, không thể can thiệp để chấm dứt sớm cuộc nội chiến khiến hơn 110.000 người chết trong suốt gần 3 năm qua…

Liên Hợp Quốc, với 193 nước thành viên và 2 quan sát viên là Vatican và Palestine, đã trở thành một tổ chức toàn cầu nhưng nó chỉ phản ánh sự thiếu hoàn thiện của thế giới và đặc biệt là sự cạnh tranh giữa các cường quốc. Việc tổ chức này bị tê liệt trong vấn đề Syria là hậu quả trực tiếp của sự nổi lên của mâu thuẫn giữa 5 nước thành viên thường trực có quyền phủ quyết trong số 15 nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Ông Jeffrey Feltman, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách các vấn đề chính trị nói: “Khi cộng đồng quốc tế đoàn kết, khả năng can thiệp của Liên Hợp Quốc sẽ tăng lên. Trong vấn đề Yemen, Liên Hợp Quốc đã thống nhất nhưng trong trường hợp của Syria thì không”. Năm nước ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an, giống như trong thời Chiến tranh Lạnh, đã chia phe “Phương Tây” với các đại diện là Anh, Mỹ, Pháp và phe “Phương Đông” gồm Trung Quốc và Nga phản đối can thiệp vào Syria vì cho rằng đó là hành động can thiệp vào nội bộ của một nước. Việc bổ sung một số ủy viên thường trực, kết nạp thêm các nước mới nổi như Brazil, Nam Phi, Ấn Độ, để theo sát hơn với thực tế tình hình thế kỷ 21 chứ không phải của tình hình thế giới hậu Chiến tranh thế giới thứ 2, có thể cũng sẽ không làm thay đổi được tình hình.
Nhưng Syria không phải là trường hợp duy nhất. Liên Hợp Quốc sẽ phải xem xét lại vấn đề chủ quyền quốc gia khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan sau năm 2014. Về cơ bản, việc thành lập Liên Hợp Quốc không xóa nhòa các đường biên giới và lợi ích quốc gia. Bằng chứng là tiến trình cải tổ Liên Hợp Quốc được khởi xướng từ nhiều năm nay đã không thể tiến hành do vấp phải mâu thuẫn giữa các nước trên cùng một lục địa như Brazil, Mexico, Argentina hay tại Bắc Phi giữa Ai Cập và Algeria. Tổ chức này cũng không được thiết kế để trở thành một chính phủ hay một nghị viện của thế giới.
Tổng thống Pháp Francois Hollande, trong khóa học lần thứ 68 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đề xuất các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an nên xây dựng một “Bộ luật ứng xử” để trong những tình huống xuất hiện tội ác quy mô lớn chống nhân loại “họ có thể quyết định cùng nhau từ bỏ quyền phủ quyết”. Đề xuất từ bỏ đặc quyền này sẽ do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc khởi xướng và được sự ủng hộ của ít nhất 50 nước thành viên. Thế nhưng, liệu có thể hình dung một ngày nào đó Nga, Trung Quốc hay Mỹ tự nguyện chấp nhận rút đặc quyền của mình không? Và trên thực địa, trước khi triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình dưới lá cờ Liên Hợp Quốc, ai có khả năng can thiệp? Nếu Anh và Pháp, với sự trợ giúp hậu cần của Mỹ đã được Liên Hợp Quốc bật đèn xanh can thiệp vào Libya năm 2011 thì Nga và Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng. Trong trường hợp này, cả 3 cường quốc phương Tây đã có đủ tiềm lực và phương tiện mong muốn. Thêm vào đó, lịch sử đã chứng minh một cách không gì rõ ràng hơn về sự “bất lực” của Liên Hợp Quốc: Tháng 7/1994, bất chấp sự hiện diện của hàng nghìn lính mũ nồi xanh của Liên Hợp Quốc (lực lượng gìn giữ hòa bình), đã có hơn 800.000 người Rwanda đã bị thảm sát.
Sự bất lực của Liên Hợp Quốc còn phản ánh một vấn đề khác. Không phải là một thiết chế có quyền lực siêu nhà nước, nó không có quân đội thường trực sẵn sàng can thiệp. Nó chỉ viện đến sử dụng vũ lực nhờ sự cung cấp của các nước. Kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Hợp Quốc đã liên tục gia tăng các chiến dịch gìn giữ hòa bình. Hiện nay, có tới 16 chiến dịch đang tiền hành (trong tổng số 68 chiến dịch từ năm 1948 đến nay). Trong một thế giới có tới 7 tỷ người, đội quân mũ nồi xanh chỉ có vẻn vẹn 115.000 người do 116 nước đóng góp liệu có đủ sức vãn hồi hòa bình hay không? Đặc biệt là trong số 18 cuộc xung đột từ năm 2012 đến nay, chỉ có duy nhất một cuộc chiến giữa 2 quốc gia (Sudan và Nam Sudan), còn lại đều là nội chiến.
Nhưng như vậy không có nghĩa là Liên Hợp Quốc không thể làm gì. Tổ chức này còn có những phương tiện hữu hiệu khác như cơ chế cảnh báo và phòng ngừa xung đột, tham gia quá trình tái thiết hậu xung đột. Và trên hết, vũ khí quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc là ngoại giao và điều này đã được chứng minh bằng một ví dụ không thể sinh động và hùng hồn hơn: Ngay tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Mỹ và Iran đã nối lại đối thoại sau hơn 30 năm cắt đứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao.
Theo INFONET

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.