Tuy tốc độ mua vàng của các ngân hàng trung ương năm nay có giảm so với năm ngoái, từ đầu năm đến nay, nhóm này đã mua ròng khoảng 300 tấn vàng. Báo cáo mới nhất của WGC cho thấy, tính đến tháng 12/2013, tổng dự trữ vàng quốc gia của thế giới đạt mức 31.913,5 tấn.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy, tính đến tháng 12/2013, tổng dự trữ vàng quốc gia của thế giới đạt mức 31.913,5 tấn.
1. Mỹ
Số liệu dự trữ vàng chính thức: 8.133,5 tấn
Tỷ lệ vàng trong kho dự trữ ngoại hối: 75,4%
Kho vàng của nước Mỹ từng lớn hơn hiện nay rất nhiều. Nhất là vào năm 1952, Mỹ sở hữu tới 20.663 tấn vàng. Con số trên giảm dần những năm sau đó và xuống dưới 10.000 tấn vào năm 1968.
2. Đức
Số liệu dự trữ vàng chính thức: 3.395,5 tấn
Tỷ lệ vàng trong kho dự trữ ngoại hối: 72,3%
Trong năm 2009, Đức đã bán khoảng 6 tấn vàng dưới chương trình Thỏa thuận Vàng các Ngân hàng Trung ương (CBGA 2), sau đó bán tiếp 4,7 tấn trong năm 2011.
3. Italy
Số liệu dự trữ vàng chính thức: 2.451,8 tấn
Italy không bán vàng trong giai đoạn từ 1999 đến nay. Năm ngoái, các ngân hàng Italy muốn mua thêm vàng để giữ cân bằng cho nền kinh tế.
4. Pháp
Số liệu dự trữ vàng chính thức: 2.435,4 tấn
Tỷ lệ vàng trong kho dự trữ ngoại hối: 71,7%
Nước Pháp từng bán tới 572 tấn vàng trong thời kỳ những năm 2004 đến 2009. Ngoài ra, năm 2004, 17 tấn vàng khác cũng được Ngân hàng trung ương Pháp dùng để mua cổ phần tại BIS (Bank for International Settlements) – một tổ chức quốc tế có vai trò hỗ trợ các ngân hàng trung ương. Trong giai đoạn 2009 đến năm 2011, Pháp chưa đưa ra chương trình mua bán vàng nào.
5. Trung Quốc
Số liệu dự trữ vàng chính thức: 1.054,1 tấn
Tỷ lệ vàng trong kho dự trữ ngoại hối: 1,7%
Trong khi tỷ lệ sở hữu vàng trung bình của các ngân hàng trung ương ở mức 10% trên tổng kho dự trữ ngoại hối, Trung Quốc lại duy trì một tỷ lệ khá thấp là 1,7%. Hiện kho dự trữ nước này đạt 3.200 tỷ USD. Thời gian gần đây Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng mua vàng để đa dạng hóa kho ngoại tệ của mình.
6. Thụy Sĩ
Số liệu dự trữ vàng chính thức: 1.040,1 tấn
Tỷ lệ vàng trong kho dự trữ ngoại hối: 12,1%
Hồi 1997, Thụy Sĩ từng công bố một đề xuất bán một phần vàng trong kho dự trữ ngoại hối, với lý do vàng không còn được coi là cần thiết cho các mục tiêu chính sách tiền tệ. Kể từ năm 2000, nước này đã bán 1.170 tấn vàng theo chương trình CBGA 1 và thêm 130 tấn trong chương trình CBGA 2. Hiện Thụy Sĩ chưa công bố thêm bất cứ kế hoạch bán vàng nào trong giai đoạn CBGA 3.
7. Nga
Số liệu dự trữ vàng chính thức: 936,6 tấn
Tỷ lệ vàng trong kho dự trữ ngoại hối: 9,6%
Từ năm 2006, Nga bắt đầu tăng mua vàng để đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối, đồng thời phục vụ cho mục tiêu biến đồng ruble thành một trong những loại ngoại tệ được dự trữ trên thế giới. Nước này chủ yếu thu mua từ nguồn trong nước.
8. Nhật Bản
Số liệu dự trữ vàng chính thức: 765,2 tấn
Tỷ lệ vàng trong kho dự trữ ngoại hối: 3,1%
Năm 1950, nước Nhật chỉ có 6 tấn vàng trong kho dự trữ ngoại tệ. Tuy nhiên, đến 1959 ngân hàng trung ương nước này có lần mua “khủng” đầu tiên với 169 tấn. Năm 2011, Bank of Japan đã bán một phần vàng để phục vụ cho kế hoạch bơm 20.000 tỷ yen vào nền kinh tế sau thảm họa động đất, sóng thần.
9. Hà Lan
Số liệu dự trữ vàng chính thức: 612,5 tấn
Tỷ lệ vàng trong kho dự trữ ngoại hối: 60,7%
Hồi 1999, Hà Lan tuyên bố muốn bán 300 tấn vàng trong 5 năm tiếp theo theo chương trình CBGA 1. Tuy nhiên cuối cùng nước này chỉ bán được 235 tấn. Đến CBGA 2 (từ 2005 đến 2009), nước này bán 165 tấn. Hiện Hà Lan chưa công bố bán vàng trong giai đoạn từ 2009 đến 2014.
10. Ấn Độ
Số liệu dự trữ vàng chính thức: 557,7 tấn
Tỷ lệ vàng trong kho dự trữ ngoại hối: 9,9%
Ấn Độ là một trong những quốc gia vừa mua vàng của IMF, và nước này thường xem vàng là khoản đầu tư an toàn. Tuy nhiên, Ấn Độ rất kín tiếng trong các kế hoạch mua bán vàng của mình.
Theo Business Insider
2013-12-18 05:44:30
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/tiet-lo-10-quoc-gia-du-tru-vang-nhieu-nhat-the-gioi-a118873.html