ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Trực tiếp: Xét xử vụ Dương Chí Dũng
Wednesday, December 11, 2013 21:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Sáng nay (12/12), TAND TP Hà Nội đưa các bị cáo trong vụ án Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) ra xét xử


9h:Tòa kết thúcphần thủ tục, VKS đang công bố cáo trạng.

Quá trình điều tra, cơ quan CSĐT Bộ Công an tạm giữ của bị cáo Dương Chí Dũng 3.900 USD khi bị bắt giữ ngày 4/9/2012. Gia đình bị cáo Trần Hải Sơn đã nộp 500 triệu đồng; gia đình bị cáo Trần Hữu Chiều nộp 340 triệu đồng; bà Trần Thị Hải Hà nộp 2 tỷ đồng.

Bà Hà là người nhận được 2 tỷ đồng trong tổng số gần 1,67 triệu USD trong thương vụ ụ nổi 83M. Đây là số tiền mà bị cáo Sơn trả công cho bà Hà khi đứng ra làm trung gian trong việc vận chuyển số tiền 1,67 triệu USD từ Công ty AP về Việt Nam. Bà Hà không biết số tiền này của Vinalines.


Trực tiếp, xét xử, Dương Chí Dũng
Bị cáo Dương Chí Dũng (giữa) và các đồng phạm tại tòa(Ảnh: Hoàng Long)

Số tiền thu giữ trên CQĐT đang gửi giữ tại tài khoản của Kho bạc Nhà nước TP Hà Nội.

CQĐT cũng đã kê biên 3 căn hộ của bị cáo Dương Chí Dũng; kê biên 1 căn hộ của bị cáo Mai Văn Phúc.

Đối với những vẫn đề khác tại Vinalines chưa được được điều tra làm rõ trong vụ án này như việc mua bán tàu biển, quản lý, khai thác cảng biển, đầu tư ngoài ngành… Cơ quan điều tra tiếp tục xác minh, thu thập tài liệu để kết luận xem xử lý theo quy định của pháp luật. VKSNDTC cho rằng như vậy là phù hợp.

——————

8h15:Vì có 4 bị cáo bị truy tố ở khoản 4, Điều 278 tội Tham ô tài sản với khung hình phạt cao nhất là tử hình nên theo quy định, thành phần HĐXX gồm 5 người, trong đó có hai thẩm phán là bà NgôThị Yến và ông Đào Vĩnh Tường cùng 3 vị hội thẩm nhân dân. Bà Ngô Thị Yến giữ quyền điều hành phiên tòa.

Có 2 thẩm phán ngồi bàn dự khuyết trong trường hợp các bị cáo muốn thay đổi thành phần xét xử.

quyền lợi và nghĩa vụ liên quan như đại diện Bộ GTVT, Bộ Tài Chính, Cục đăng kiểm Việt Nam…

Bị cáo Dương Chí Dũng nhìnkhỏe mạnh, thái độ rất điềm tĩnh,trang phục sơ mi trắng sơ vin, bên ngoài áo khoác xanh.

Trực tiếp, xét xử, Dương Chí Dũng
Bị cáo Dương Chí Dũng được dẫn giải đến Tòa án để tham gia phiên xét xử.(Ảnh: Hoàng Long)

Dương Chí Dũng có 3 luật sư bào chữa đều là những “tên tuổi” uy tín trong ngành, gồm luật sư Ngô Ngọc Thủy, Trần Đình Triển, Trần Đại Thắng.

Bảo vệ quyền lợi cho cựu Tổng GĐ Vinalines Mai Văn Phúc có luật sư Nguyễn Huy Thiệp và một cộng sự cùng văn phòng.


Trực tiếp, xét xử, Dương Chí Dũng

An ninh được thắt chặt từ sáng sớm.(Ảnh: Lê Anh Dũng)

Trực tiếp, xét xử, Dương Chí Dũng
Bị cáo Dương Chí Dũng.

Sáng nay (12/12), TAND TP Hà Nội đưa các bị cáo trong vụ án Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) ra xét xử.

Phiên xử bắt đầu lúc 8h sáng và diễn ra trong 3 ngày. Người điều hành phiên tòa là thẩm phán Ngô Thị Ánh.

Hai kiểm sát viên Nguyễn Chí Dũng và Trương Tuấn Hưng thực hiện quyền công tố tại tòa.

Có 3 luật sư bào chữa cho ông Dũng tại phiên sơ thẩm, gồm luật sư Ngô Ngọc Thủy, Trần Đình Triển và Trần Đại Thắng (đều thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội).

Trực tiếp, xét xử, Dương Chí Dũng
Hội đồng xét xử.

Trong buổi sáng, phiên tòa sẽ diễn ra phần kiểm tra căn cước các bị cáo và đọc cáo trạng vụ án.

Trước giờ phiên tòa bắt đầu, công an và lực lượng chức năng kiểm tra an ninh rất chặt chẽ. Gần 30 phóng viên các báo, đài được yêu cầu để máy laptop, điện thoại, máy ảnh, túi xách… bên ngoài. Mỗi người chỉ được phép mang một quyển sổ và một cây bút vào dự phiên tòa được gọi là đại án này.

Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Dương Chí Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines); Mai Văn Phúc (cựu TGĐ Vinalines); Trần Hữu Chiều (cựu Phó TGĐ kiêm Trưởng ban quản lý dự án mua ụ nổi 83M); Bùi Thị Bích Loan (cựu kế toán trưởng Vinalines); Lê Văn Dương (đăng kiểm viên); Mai Văn Khang (cán bộ Ban quản lý dự án Vinalines); Lê Ngọc Triện; Lê Văn Lừng và Huỳnh Hữu Đức (đều là cán bộ Chi cục Hải quan Tân Phong, tỉnh Khánh Hòa); Trần Hải Sơn (cựu giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines).

Trực tiếp, xét xử, Dương Chí Dũng

(Ảnh: T.Nhung)

Trực tiếp, xét xử, Dương Chí Dũng

An ninh trước cổng tòa Hà Nội được thắt chặt ngay từ sáng sớm (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Theo cáo trạng của VKSNDTC, từ đầu năm 2007 đến cuối năm 2008, Vinalines triển khai dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam và quyết định việc mua ụ nổi 83M – một hạng mục quan trọng trong dự án – gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 366 tỷ đồng, tham ô hơn 28 tỷ đồng.

Trên thực tế, ụ nổi 83M do Nhật Bản sản xuất từ năm 1965, đã 43 tuổi, bị hư hỏng nhiều và không còn hoạt động, được bán với giá 2,3 triệu USD (tương đương 37 tỷ đồng theo tỷ giá năm 2008). Dù vậy, Vinalines đã mua chiếc ụ nổi này qua công ty môi giới có tên là AP (Singapore) với giá 9 triệu USD (tương đương gần 190 tỷ đồng).

Dương Chí Dũng và các đồng phạm biết rõ chiếc ụ nổi này hư hỏng nhiều, không hoạt động được, không đủ điều kiện để lưu hành nhưng vẫn tìm cách móc nối với nhau để hợp thức hóa thủ tục đưa ụ nổi từ Nga về Việt Nam.

Ông Dương Chí Dũng bị cáo buộc đã Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, với vai trò là chủ mưu, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 366 tỷ đồng của Nhà nước.

Ngoài ra, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều và Trần Hải Sơn đã cùng nhau tham ô hơn 28 tỷ đồng.

Có 15 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. Dự kiến phiên tòa kéo dài trong 3 ngày.


Trực tiếp, xét xử, Dương Chí Dũng

Sáng 12/12, đoàn xe chở Dương Chí Dũng và các đồng phạm đến tòa Hà Nội để xét xử 

Trực tiếp, xét xử, Dương Chí Dũng

Vietnamnet

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.