ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infonet.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vì sao Mỹ bỏ Trung Đông mà đi?
Thursday, December 5, 2013 2:21
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thứ năm 05/12/2013 15:00

Giới quan sát đang chỉ trích chính sách đối ngoại không tập trung của Mỹ gần đây ở Trung Đông và cho rằng đó là sai lầm và có hại cho lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một cách tiếp cận thực tế mà Mỹ đang muốn giảm dần những ảnh hưởng của mình ở Trung Đông.

Sự thay đổi chính sách của Mỹ đang được thể hiện rõ rệt ở Syria. Mặc dù Washington vẫn đặt một lá bài chiến lược tại Damascus, tuy nhiên, thái độ đối với các cuộc xung đột ở hầu hết các quốc gia đồng minh trong khu vực đã thay đổi.

Ngoài ra, việc các nhà đầu tư của Trung Quốc dễ dàng xâm nhập vào các thị trường trước đây Mỹ độc chiếm ở trong khu vực cũng nói lên sự “hờ hững” của Washington đối với Trung Đông. Chẳng hạn, CPMIEC, một nhà sản xuất vũ khí của Trung Quốc từng bị Mỹ và Ả Rập Xê Út trừng phạt, hiện đang thoải mái “tán tỉnh” Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Vùng đất dầu mỏ đã mất sức hút

Lễ duyệt binh đón Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Jordania ngày 22/3/2013

Có một lời giải thích đơn giản cho sự thay đổi này: Trung Đông đã không còn có tầm quan trọng như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh hay sau đó hai thập kỷ, khi vai trò dầu khí của Trung Đông bao phủ lên nền kinh tế thế giới.

Kết quả của cuộc cách mạng dầu khí, với dự đoán Mỹ sẽ là nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới vào năm 2015, và sự thay đổi của Mỹ đối với trữ lượng dầu mỏ ở Tây bán cầu không phải là yếu tố duy nhất trong sự suy giảm lợi nhuận dầu mỏ Trung Đông.

Ngay cả Trung Quốc cũng đang nhảy vào cuộc chiến tranh giành khoáng sản này, với kế hoạch sản xuất khoảng 60-100 triệu m3 dầu vào năm 2020. Ở Trung Đông, gần đây Israel phát hiện ra một trữ lượng khí tự nhiên khoảng 950 tỷ m3.

Sự bất ổn liên tiếp trong khu vực đã làm phức tạp thêm vấn đề tranh giành dầu mỏ, đẩy giá dầu lên cao và sự kỳ vọng tìm kiếm một nguồn lực thay thế. Hoàng tử của Ả Rập Xê Út Alwaleed bin Talal từng đưa ra lời cảnh báo rằng, doanh thu dầu mỏ cung cấp 90% ngân sách cho đất nước, việc sản xuất dưới công suất sẽ đem lại hậu quả tai hại. Thậm chí, IMF còn đưa ra lời cảnh báo các nhà sản xuất dầu của Ả Rập sẽ phải đối mặt với thâm hụt ngân sách vào năm 2016.

Hồi tháng trước, nước Anh tuyên bố sẽ không tham gia vào việc chia sẻ thông tin tình báo với Mỹ ở Trung Đông trong nỗ lực chống khủng bố khu vực. Đồng thời, Ả Rập Xê Út cũng từ chối vị trí trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) mà họ từng vận động không ngừng để đạt được.

Nước Mỹ thực sự tỏ ra thờ ơ với Trung Đông. Thậm chí cả ở Syria, nơi đang là hình ảnh tiêu biểu nhất cho các vấn đề của Trung Đông trong suốt thập kỷ qua, Washington đã thể hiện thái độ tránh né trách nhiệm, cũng không tỏ ra sốt sắng với những cam kết hỗ trợ giải quyết cuộc nội chiến kéo dài gần 3 năm ở đây.

Nếu như Trung Quốc và Nga đang ngày càng thể hiện một chính sách đối ngoại tiếp cận cân bằng hơn ở Trung Đông, Mỹ lại không muốn trở thành một bên tham chiến chính vào các cuộc xung đột mà chỉ muốn “đám cháy” đó xảy ra cục bộ mà thôi. Việc Nga giành được ưu thế trong thỏa thuận tiêu hủy vũ khí hóa học ở Syria hay việc ký kết hiệp ước an ninh bất thành với Afghanistan khiến hình ảnh Mỹ trở nên quá mờ nhạt. Trong khi đó, thỏa thuận đột phá đã được ký kết với Iran lại trở thành vết mờ trong mối quan hệ với đồng minh chiến lược Israel.

Thổ Nhĩ Kỳ – đồng minh bị ghẻ lạnh

Đi sau Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ cũng bày tỏ sự bất mãn với Mỹ và phương Tây thông qua một loạt các hành động. Việc Thổ Nhĩ Kỳ thông báo sẽ mua hệ thống phòng thủ tên lửa trị giá 3,4 tỷ USD từ Trung Quốc đã gia tăng sự giận dữ của các nhà lãnh đạo NATO.

Vậy nhưng thái độ bất mãn của Thổ Nhĩ Kỹ cũng không làm lay chuyển Mỹ. Các quan chức NATO cho rằng hệ thống tên lửa Trung Quốc sẽ không phù hợp với sự phòng vệ của tổ chức quốc phòng này, để lại Thổ Nhĩ Kỳ với rất ít cơ hội thương lượng.

Kể từ Chiến tranh Lạnh, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn luôn là một nhà nước có chiến lược quan trọng với Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay, nước này không thể ngăn cản các đồng minh phương Tây đi tìm kiếm các liên minh kinh tế và quân sự mới. Sự ủng hộ yếu ớt của Mỹ đã làm giảm khả năng gây ảnh hưởng đối với khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt, kỳ vọng đóng vai trò lớn cuộc xung đột ở Syria thực sự đã quá xa vời đối với nước này.

Trong khi đó, nếu không có sự hỗ trợ của phương Tây cùng với hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thấy họ đang phải gánh một cuộc khủng hoảng nhân đạo nặng nề và sẽ không hề thoải mái khi ở gần chế độ Assad đầy nhiễu loạn và căng thẳng.

Châu Á – Thái Bình Dương: chiến lược tập trung mới của Mỹ

Dầu mỏ ở Trung Đông đã mất nhiều sức hút đối với Mỹ, thay vào đó, tiềm năng dầu mỏ chưa được khai thác ở Châu Á – Thái Bình Dương mới là “mỏ vàng” mà Mỹ cần đến trong tương lai.

Sự miễn cưỡng lên án các cuộc đảo chính gần đây ở Ai Cập của Mỹ là một sự minh họa khác cho “sự thay lòng đổi dạ” này. Kể từ khi nhóm Anh Em Hồi giáo ở Ai Cập lên nắm quyền, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã liên kết chặt chẽ với nhóm này. Tuy nhiên, khi Tổng thống Mohamed Morsi bị lật đổ, ông Erdogan nhận thấy rõ “sự phản bội” trong ý thức hệ của phương Tây.

Hiện trạng sau nửa thế kỷ đã nhìn nhận thấy sự suy giảm đầu tư cho khu vực của Mỹ. Trong hoàn cảnh mới, các quốc gia Trung Đông sẽ phải tìm kiếm con đường tăng cường hợp tác và thỏa hiệp trong chính khu vực của mình.

Mối thù hiện tại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel kể từ sau cái chết của nhà hoạt động Thổ Nhĩ Kỳ Mavi Marmara sẽ có một kỳ vọng cải thiện quan hệ mới. Về phần mình, Ả Rập Xê Út sẽ cần phải hoặc là tìm các đồng minh khác chống lại Iran, hoặc buộc phải lựa chọn một giải pháp hòa bình. Tuy nhiên, cũng như các cuộc xung đột sắc tộc ác liệt ở Syria, những cơ hội tìm kiếm đồng minh đang giảm dần.

Trong một bài viết năm 1973 trên tờ Foreign Affairs, Đại sứ Mỹ tại Ả Rập Xê Út là James E. Akins đã từng tiên liệu về một tương lai rằng Mỹ sẽ thoát khỏi sự phụ thuộc vào lượng dự trữ dầu mỏ ở Trung Đông, đầu tư cho các lĩnh vực mới nổi của năng lượng tái tạo, cho phép cường quốc lớn nhất thế giới giảm nhập khẩu dầu.

Bốn thập kỷ sau, tiên liệu của ông Akins đã trở thành thực tế. Sau một thập kỷ đầu tư mạnh mẽ, ngành năng lượng tái tạo cung cấp gần 15 % nhu cầu của Mỹ trong nửa đầu năm 2013, và Hoa Kỳ đã đẩy Ả Rập Xê Út và Nga sang một bên để trở thành nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới.

Nửa đầu của thế kỷ 20 chứng minh rằng dầu có khả năng làm thay đổi cân bằng quyền lực trong khu vực và toàn cầu  đặt Trung Đông là trung tâm của sân khấu thế giới. Nhưng buổi bình minh của thế kỷ mới đã mang lại một thực tế địa chính trị mới, bao gồm khả năng tự cung cấp dầu của Mỹ ở trong nước, cho phép Washington bắt đầu một chiến lược “trục châu Á” mới của mình trong khi tránh sa lầy vào một Trung Đông ngày càng không ổn định và khó lường.

Phan Sương

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.