Các nhà nghiên cứu vật lý địa chất luôn tin rằng cấu trúc trái Đất gồm 3 phần: lớp vỏ ngoài, phần vỏ trong và lõi mắc-ma. Tuy nhiên, phần bên trong của Trái Đất với bán kính 6.400 km có thực sự đúng là như thế?
Nhà nghiên cứu Địa cầu cổ đại của Mỹ, Tiến sĩ Duo Lilu phản đối quan điểm này. Ông ủng hộ thuyết về “Trái Đất rỗng”.
Theo lý thuyết ông đặt ra thì Cấu trúc Trái Đất bao gồm đá, hang động dung nham, đường hầm, đường thoát nước, hang động khổng lồ và kim loại nặng.
Trung tâm của Trái Đất không phải là mắc-ma mà là các đường ống dẫn có đường kính khoảng 600 km. Mặc dù học thuyết này không tìm được nhiều bằng chứng hỗ trợ, nhưng vẫn có rất nhiều người tin rằng khắp mọi nơi trong lòng đất đều có các đường hầm lớn.
Hiện nay, người ta lại phân tích một số hình ảnh được chụp từ vệ tinh Aisha 7 tại vị trí vùng phụ cận châu Nam Cực lộ ra một phần nền đen có một đường hầm khoang vào trong lòng đất. Hai cường quốc Mỹ và Nga đã phát hiện ra điều này, nhưng vì tính bảo mật an ninh quốc phòng, các quốc gia đều để câu chuyện về nó chìm dần trong bóng tối.
Người ta cho rằng tại nhiều vị trí trên Trái Đất có thể có đường hầm dẫn vào trong lòng đất, đó là: Bắc Cực, Nam Cực, Kim tự tháp Giza của Ai Cập, lối vào Hy Mã Lạp Sơn ở Tây Tạng (được cho rằng có sự bảo vệ của các nhà sư), hang động Mommoth ở Kentucky, thành phố Mato Grosso-Posid của Brazil, thác Igua Rama tại Ấn Độ – kho tàng thành phố dưới lòng đất của vua Solomon, ngọn núi Shasta-Telos ở California (thành phố trong truyền thuyết Agharthean tồn tại ở vùng núi trên), hang động Dero,…
Theo báo cáo địa lý năm 1916, ở vùng núi Altai có một số hành lang ngầm, kéo dài từ phía nam tới sa mạc Gobi ở Mông Cổ, làng Đôn Hoàng ở Trung Quốc cũng có thể là một lối dẫn vào “vương quốc dưới lòng đất”.
Dich từ: http://www.epochtimes.com.tw/n80916
Theo theepochtimes