ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Món ăn tài lộc đầu năm mới của người châu Á
Thursday, January 30, 2014 19:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Người Hàn Quốc ai cũng phải uống rượu gui balki sool vào ngày đầu năm, người Trung Quốc thích ăn sủi cảo trong khi ở Nhật Bản, đồ ăn được đặt trong những chiếc hộp màu đỏ may mắn.

Hàn Quốc

Kim chi là món ăn rất phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người Hàn Quốc. Đặc biệt trong ngày Tết, người Hàn coi đó là món ăn mang đến điềm lành, nhất là với giới doanh nhân.

Đón năm mới, người Hàn Quốc cũng thường tự tay làm những món ăn từ gạo và khoai tây. Tok và garettok (thịt gia sức, gia cầm chiên) là hai món ăn bắt buộc trong ngày Tết ở Hàn Quốc. Ngoài ra, ai cũng sẽ phải uống rượu gui balki sool dù ít hay nhiều để lấy may mắn.

Người Hàn Quốc rất chú trọng việc trang trí mâm cổ ngày Tết và coi đó là biểu hiện của may mắn. Họ thường bày cá ở phía Bắc mâm, thịt ở phía Tây, các món rau, quả, cơm, xúp ở giữa mâm và khoảng trống còn lại bày những món ăn khác.

Lào

Trong ngày tết, người Lào rất chú trọng tới món lạp, vì lạp có nghĩa là “lộc”. Món lạp được làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi sau đó đem trộn với gia vị. Người Lào phải dồn tâm huyết để nấu món Lạp bởi họ coi đó là điềm báo trong năm mới.

Lạp chín thường ăn kèm với xôi nóng. Người ta có thể tặng nhau món lạp thay lời chúc may mắn đầu năm. Gia đình nào nhận được nhiều món này thì hy vọng năm mới sẽ có nhiều tài lộc…

Trung Quốc

Sủi cảo là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết ở Trung Quốc. Cả gia đình cùng ăn món sủi cảo truyền thống tượng trưng cho sự đoàn tụ, mời khách ăn sủi cảo là tỏ ra quý trọng và nhiệt tình. Món này được giới doanh nhân ưa chuộng nhất.

Ở Trung Quốc, thứ gạo được chế biến trong ngày Tết để cho nhiều người ăn cảm thấy may mắn là gạo trắng và gạo nếp. Người làm kinh doanh quan niệm rằng, khi ăn hai loại gạo trên sẽ gặp được nhiều cơ hội giao thương trong năm mới. Ngoài ra, đậu phụ, khoai sọ, cá không thể thiếu trong bữa ăn đầu năm.

Indonesia

Món ăn truyền thống ngày Tết của Indonesia là loại bánh giống bánh tét ở miền nam nước ta. Gạo thơm đem gói lá dừa rồi hấp chín. Món sate và gulai làm bằng ruột dê hay bò. Với thịt mỡ, đậu rang tán nhỏ cùng các gia vị: chanh, muối, ớt, hành khô… Còn món thịt kho với nước dừa và món thịt thái nhỏ ướp muối rồi phơi khô. Khi ăn đem rán rồi dầm vào giấm và nước tương ớt.

Nhật Bản

Người Nhật ưa chuộng các món ăn từ đậu đen và các loại hải sản. Họ tin rằng nếu ăn cá vào đầu năm, đầu óc sẽ trở nên thông minh, sáng suốt và linh hoạt hơn. Ngoài ra, họ còn ăn mì soba với sợi dài và dai, biểu tượng cho sự trường thọ và may mắn. Người Nhật tin rằng, các sản phẩm được làm từ gạo là món ăn gốc để làm nên cội nguồn thành đạt ở mỗi con người.

Các món ăn năm mới được đặt trong những chiếc hộp quét sơn đỏ, màu tượng trưng cho sự may mắn. Hình thức hộp càng đẹp thì năm mới càng bội thu.

Ấn Độ

Ngược lại với những món ăn ngọt ngào ở nhiều nước châu Á, người Ấn Độ cho rằng ăn các loại trái cây đắng vào ngày đầu năm mới được may mắn. Điều đặc biệt là gia vị đặc trưng của món ăn ngày Tết được nêm nếm gấp đôi ngày thường, vị cay sẽ thật cay còn bánh kẹo sẽ thật ngọt. Người Ấn tin rằng, các món ăn này sẽ đuổi được ma quỷ thường quấy quả họ trong công việc làm ăn. Họ cũng thường uống trà pha sữa trâu bò để mong năm mới ngọt ngào, suôn sẻ.

H.Nguyên (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.