ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mỹ muốn lập ‘NATO châu Á’, TQ không được mời
Wednesday, January 22, 2014 23:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một trong những chủ đề được các chuyên gia thảo luận sôi nổi nhất trên internet gần đây là giả thuyết về một “NATO ở châu Á”. Lý do để vấn đề này xuất hiện là bài báo gần đây trên “The Washington Times” với nhan đề là “Is it time to create an “Asian NATO”.

Tác giả bài báo là cựu tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đại diện quân sự cấp cao của Mỹ tại Liên Hợp Quốc James E. Lyons và cộng tác viên khoa học Trung tâm đánh giá và chiến lược quốc tế Richard D. Fisher.

Bày tỏ lo ngại về “chính sách bành trướng của Trung Quốc”, các tác giả khẳng định rằng để duy trì “vai trò dẫn đầu trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định ở Tây Thái Bình Dương”, Mỹ cần phải có một chiến lược mới. “NATO ở châu Á” sẽ là mô hình lý tưởng, nhưng trong bối cảnh hiện nay giải pháp đó đang khó thực hiện – các tác giả bình luận, ngụ ý nhắc đến mâu thuẫn gay gắt giữa nhóm quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Mỹ muốn lập 'NATO châu Á', TQ không được mời - Ảnh 1

Ảnh minh họa.

Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng chiến lược này đang được tiến hành trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Ông Leonid Savin, chính trị gia kiêm tổng biên tập tạp chí thông tin và phân tích “Địa chính trị” nêu ý kiến: “Điều đó đã và đang được thực hiện. Trong khu vực này Mỹ đã có kinh nghiệm hợp tác với Úc và New Zealand. Đây không phải là điều gì khác mà chính là khối quân sự.

Từ lâu Hoa Kỳ đã lập quan hệ đối tác quân sự với nhiều nước, cách tiếp cận với mỗi quốc gia được thực hiện phù hợp với các thách thức khu vực và tranh chấp lãnh thổ cụ thể. Do đó Mỹ chú trọng vào việc lập liên hệ giữa các nước trong khu vực với NATO, viện lý do thực tế là tổ chức này có kinh nghiệm trong việc giải quyết mâu thuẫn các như vậy và có thể ngăn ngừa xung đột quân sự tiềm năng.

Lập luận này biện minh cho sự hiện diện của Mỹ trong khu vực với Trung Quốc, Việt Nam và bất kỳ nước nào đang có tranh chấp lãnh thổ. Và bây giờ chiến lược này đ được thực hiện trong khuôn khổ các dự án khác nhau.

Ví dụ, Hàn Quốc, New Zealand và thậm chí Mông Cổ đã ký kết chương trình hợp tác cá nhân. NATO từ lâu đã tìm cách hợp tác với Ấn Độ, và trong tháng 2 năm 2012 đã đạt được thỏa thuận hợp tác. Như vậy, lập ra một khối NATO toàn cầu là mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ.”

Ông Leonid Savin nói tiếp: “NATO dù sao cũng là một tổ chức do Hoa Kỳ lập ra. Mỹ đang sử dụng NATO và các cơ hội khác để tăng cường sự hiện diện của mình. Bởi vì sự hiện diện của họ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết rất nhiều vấn đề đang diễn ra tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nhưng quyết định phải được đưa ra trên cơ sở lợi ích của các quốc gia trong khu vực, chứ không phải vì lợi ích của nước Mỹ…”

Trong khi đó, sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương ngày càng gia tăng. Tại đó đã có hơn 60% lực lượng Hải quân Mỹ. Quân đội Mỹ có mặt tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Guam. Australia và Nhật Bản từ lâu đã hợp tác với NATO trên cơ sở tuyên bố chính trị song phương. Singapore và Malaysia cũng có kinh nghiệm hợp tác với NATO.

Và trong tương lai gần, khối Bắc Đại Tây Dương có kế hoạch tăng cường đàm phán về hợp tác với Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Việt Nam và Thái Lan. Trong quan hệ đối tác này, không thấy Trung Quốc được mời tham gia.

Theo Đài tiếng nói nước Nga

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.