ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infotv.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Năm 2014: Doanh nghiệp gặp khó khăn nhiều hơn thuận lợi!
Thursday, January 9, 2014 20:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(InfoTV) - Theo ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho biết, năm 2014, khó khăn, thách thức của cộng đồng doanh nghiệp vẫn nhiều hơn các yếu tố thuận lợi.

Theo đó, với nhóm các doanh nghiệp đã và đang sử dụng đòn bẩy tài chính cao, nhóm sử dụng đòn bẩy tài chính thấp, nhóm mới thành lập hay nhóm tái hoạt động cũng có những khó khăn thách thức khác nhau.

Vực dậy niềm tin về thị trường

Xét về môi trường kinh tế vĩ mô, với các yếu tố như tốc độ tăng trưởng, lạm phát, chính sách tài khóa, tiền tệ … hay được nhắc đến. Những tiêu chí lượng hóa cho mô hình phát triển, năng lực cạnh tranh từng lĩnh vực ngành nghề, dòng vốn của xã hội… lại ít được nhắc tới.

“Bài học mới nhất về sụt giảm giá bất động sản và chứng khoán xuất phát từ những yếu tố ít nhắc tới này. Dòng vốn trong xã hội đã chảy về hai thị trường này một cách thái quá. Thử nhìn xem, chúng ta đang có công cụ hữu hiệu nào có thể điều tiết chỉ số giá chứng khoán và bất động sản tránh khỏi vòng xoáy bong bong giá những năm tới”, ông Sơn nói.

Vì vậy theo ông Sơn, đất nước càng khó khăn càng cần có tích lũy và đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Người dân chỉ tự nguyện bỏ tiền vào thị trường chứng khoán khi thấy được sự tăng trưởng ổn định. Có thể tăng chậm, tăng ít nhưng niềm tin của người dân sẽ tạo nên dòng vốn rất tốt cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán. Mặt khác, khi có sự trồi sụt quá lớn thì đa số sẽ không tham gia mà tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu cơ. Đầu cơ lớn sẽ kéo theo hệ lụy rủi ro cao và hút mất nguồn tín dụng đáng lẽ là của những hoạt động sản xuất kinh doanh khác.

Ngày 01/01/2014, Luật thuế thu nhập mới sửa đổi có hiệu lực. Những điều chỉnh lần này có tính sâu sát hơn với hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có mức doanh thu không quá 20 tỷ đồng so với năm trước liền kề sẽ chịu thuế suất 20%. Mức thuế cho ngành nghề khai thác tài nguyên cũng có mức thay đổi tăng lên.

Tuy nhiên, để tạo sự cạnh tranh về dòng vốn, dòng đầu tư chảy về Việt Nam thì mức này chưa đủ sức hấp dẫn mạnh mẽ. Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn tiếp tục có sự điều chỉnh giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 15%. Duy trì và phát triển nguồn thu ngân sách nên tập trung sang thuế đánh vào tiêu dùng (VAT), thuế tài nguyên và thuế tiêu thụ đặc biệt. Và phải làm sao để thuế tiêu thụ đặc biệt là một công cụ quan trọng trong điều tiết thị trường tiêu dùng.


Lợi thế từ thị trường nội địa

Đối với thị trường nội địa, ông Sơn khẳng định, doanh nghiệp đang và sẽ phát huy lợi thế thị trường tiêu thụ nội địa. Với lợi thế là quốc gia có dân số đứng thứ 14 trên thế giới, cơ cấu trẻ, độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao, những nhu cầu tiêu dùng thiết yếu vẫn diễn ra hàng ngày bất luận tình hình kinh tế ra sao. Vấn đề ở đây là doanh nghiệp Việt cung ứng được bao nhiêu phần trăm trong tổng cầu ấy.

Những năm qua có rất nhiều nỗ lực từ phía doanh nghiệp nhưng đa số đã gặp thất bại trước các tập đoàn lớn trên thế giới. Họ sẵn sàng lỗ kế hoạch trong một thời gian để các doanh nghiệp Việt không chịu được, tự rút lui; Họ sẵn sàng chi, lách luật chi cho tuyên truyền quảng cáo … nhiều hơn doanh nghiệp Việt rất nhiều để thương hiệu chiếm lĩnh thị trường. Qua đó, họ lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền để tăng giá, sinh lời.

“Nếu chúng ta chỉ nhắm tới các cú huých từ ngân sách để tăng tổng cầu thì sẽ không hữu hiệu bằng các biện pháp có tính đồng bộ như: Xem xét kỹ các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh; Các doanh nghiệp Việt đáp ứng tốt hơn về chất lượng giá cả của các nhu cầu thiết yếu, tiêu dùng trong nước; Không chỉ là tuyên truyền, quảng bá, vận động “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” mà cần có quyết sách cụ thể như ban hành danh mục các mặt hàng sản phẩm có thể nhập khẩu…”, ông Sơn nói.

Hiện nay, Trung Quốc là nước đang phát triển, đông dân số nhất thế giới, nền kinh tế đứng thứ hai sau Mỹ, nhu cầu tiêu dùng đa dạng. Việt Nam là quốc gia có chung biên giới và nhập siêu từ Trung Quốc rất cao. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để chúng ta xây dựng và thực hiện chiến lược xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Chiến lược này từng bước khẳng định vị thế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt trên trường quốc tế.

Hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng đang hình thành, cơ hội giao thương càng mở ra. Điều tất yếu nếu chúng ta không xuất khẩu vào Trung Quốc nhiều thì chúng ta sẽ phải tiêu dùng sản phẩm của họ nhiều. Có thể phải mất nhiều năm, chúng ta muốn xuất khẩu được thì phải có sự chuẩn bị, tập trung, phải có chiến lược tốt. Hiện nay, đứng trước nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp Việt chưa mấy sẵn sàng tham gia lĩnh vực này.

Sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp có giá trị chế biến sâu chứ không phải xuất khẩu thô khi giao thương với thị trường phía tây, nam Trung Quốc. Tính thời điểm quyết định rất nhiều cho chiến lược và mô hình tăng trưởng. “Tôi hoàn toàn tin tưởng giai đoạn tới sẽ có những doanh nghiệp thành công trên hướng đi này”, ông Sơn cho biết.

InfoTV
Hải Yến

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.