“Mẹ ơi, con muốn học trung cấp!!!”
Đó là lời tâm sự của cậu học sinh lớp 11 tên Đức vào một buổi sáng ngày thứ bảy tháng 11 năm 2011 khi đến Bộ phận Tư Vấn- Tuyển sinh –Tiếp thị của Trường trung cấp nghề Việt Giao. Cậu học trò gầy gò với bộ dáng rụt rè khẽ tâm sự về điều mình muốn với tư vấn viên Trường Việt Giao: “Em biết ba mẹ thương em, muốn em học hết cấp 3 rồi ôn thi ĐH, nhưng mà em không muốn, gia đình em bây giờ rất khó khăn, em cũng học không nổi nữa, em muốn học một nghề rồi nhanh đi làm phụ giúp gia đình. Chứ bây giờ cầm cái bằng tốt nghiệp sau lớp 12 cũng không kiếm được việc làm lương cao. Em nói với ba mẹ là em muốn học Trung cấp nhưng mà hai người đều không chịu nên em mới dẫn mẹ em đến đây.” Người mẹ ngồi bên cạnh cũng tâm sự: “Cô biết không, ai làm cha làm mẹ mà không thương con cái, ba nó nói nếu nó chịu đi học hết cấp 3 rồi thi ĐH thì ông ấy sẽ lo, còn không thì hai mẹ con tự lo lấy. Tôi cũng thương con tôi lắm chứ, nó là đứa con tôi rút ruột đẻ ra, tôi không lo cho nó thì ai lo cho nó bây giờ. Thế mà nó không thương tôi, nó đòi bỏ học, nó không chịu học mà cứ khăng khăng đòi đi làm, đòi học Trung cấp chứ không muốn học ĐH. Nếu ý nó muốn thế thì tôi cũng đành chịu, tôi sẽ ráng lo cho nó học Trung cấp. Các cô nói cho tôi biết con tôi nên học nghề gì ở Trường đây?”. Trong lúc người mẹ “trút bầu tâm sự” với các tư vấn viên Trường Việt Giao, cậu học trò ngồi thu mình lắng nghe trong im lặng. Cái bóng lớn từ áp lực gia đình đè nặng lên tâm hồn của cậu học trò chưa hết tuổi ăn tuổi lớn. Sau khi “trút hết bầu tâm sự” với các tư vấn viên Trường trung cấp Nghề Việt Giao, người mẹ mới bình tĩnh ngồi nghe những lời giải đáp những thắc mắc của bà. Cuối cùng, người mẹ mang đầy tâm trạng lo lắng ban đầu đã nhẹ nhõm ra về với con với bộ hồ sơ đăng kí nhập học.
“Học trung cấp con tôi sẽ tìm được việc làm hơn!”
Đây là lời tâm sự của hai phụ huynh khác khi dắt con mình đến đăng ký học tại trường trung cấp nghề Việt Giao. Một bác tên Hoàng đưa cô con gái út vừa tốt nghiệp lớp 12 đến đăng ký nhập học lớp “Quản lý Nhà hàng Khách sạn” dài hạn 2 năm của trường Việt Giao nói: “ Tôi có một đứa con đang du học ở Úc, nó nói em nó nếu muốn học du lịch thì nên chọn trường trung cấp, vì bên Úc người ta cũng học từ trường nghề trước rồi mới học ĐH. Tôi thấy cũng có lý, học Trung cấp vừa dễ kiếm việc vừa nhanh đi làm, chứ học ĐH bây giờ sinh viên cũng thất nghiệp đầy ra”. Một phụ huynh khác, trưởng phòng 1 công ty xuất nhập khẩu, anh Kiệt cũng đưa cậu con trai vừa tốt nghiệp phổ thông đến đăng ký nhập học lớp “Kế toán doanh nghiệp” dài hạn của trường Việt Giao, anh tâm sự : “ Thằng nhóc nhà anh ham chơi, học không giỏi bằng con nhà người ta nên anh không dám cho thi ĐH, ở nhà có sẵn cơ ngơi để nó sau này làm ăn nên cho nó đi học trung cấp tiện hơn nhiều. Bây giờ thời buổi kinh tế khó khăn, sinh viên ĐH thất nghiệp quá chừng, ngay cả công ty anh cũng chỉ tuyển trung cấp, vì mỗi lần tuyển ĐH là phải đào tạo lại mà tụi nó sau đó cũng sẽ bỏ công ty anh đi. Chán lắm mấy em, nên anh thà cho con anh học trung cấp!”.
Dù có nhiều lý do khác nhau nhưng tóm lại, hai phụ huynh trên cũng đều có quyết định thật tốt cho tương lai con em mình, và quan trọng hơn, họ đã thoát khỏi tư tưởng lỗi thời khi không ép con mình thi ĐH. Nếu 1/10 số phụ huynh hàng năm “nặng gánh” đưa con đi thi hàng năm nghĩ được như thế này thì ngành giáo dục Việt Nam có lẽ đã tiết kiệm được một khoản kinh phí khổng lồ. Báo chí trước đây từng thống kê, tổng chi phí để nuôi con ăn học thành tài và thi ĐH-CĐ sau 12 năm “đèn sách” (chưa tính thí sinh thi lại hàng năm), cả nước Việt Nam tiêu tốn gần 1 tỷ USD sau mỗi mùa tuyển sinh. Đây thật sự là con số khổng lồ, giả sử như 1/10 hay chỉ 1/100 số phụ huynh trên suy nghĩ lại thì chúng ta sẽ tiết kiệm được 100 hay 10 triệu USD cho nước nhà.
Và ….lời tiếc nuối : “Giá như hồi đó em không thi ĐH mà học Trung Cấp”
Yến, một tân cử nhân du lịch sau khi đọc loạt bài “Cử nhân học làm thợ” cũng trao đổi hoàn cảnh của mình: “Giá như hồi đó em không thi ĐH mà mà học Trung cấp thì đâu có như bây giờ, cả lớp em bây giờ số bạn thất nghiệp cũng đã hơn 2/3. Chán lắm mấy anh ơi, khổ công học 4 năm ĐH mà ra không xài được gì thì chi bằng đi học Trung Cấp còn dễ xin việc hơn. Em học “Hướng dẫn viên du lịch” thuộc ngành “Việt Nam Học”, nó mở ngoặc đơn“( )”thêm vào là “Văn hóa du lịch”, nhưng trên cái bằng và cái bảng điểm lại thiếu mất 4 chữ “Văn hóa du lịch”. Kết quả Sở Du Lịch coi tụi em như mấy ngành xã hội nhân văn, không cấp thẻ HDV nội địa thẳng mà kêu tụi em đi học lớp “Bồi dưỡng cấp thẻ HDV nội địa” 2 tháng, và hơn 3 triệu tiền học phí. Có được thẻ nội địa rồi thì mất thêm 3 tháng và hơn 3 triệu để học thẻ Quốc tế. Nhiều lúc nghĩ lại thấy thật bực mình, chỉ vì thiếu 4 chữ chú thích nhỏ trên tấm bằng ĐH mà tự dưng tụi em mất cơ hội xin việc. Đấy là chưa kể nhiều người không tuyển tụi em vì chương trình học “thập cẩm”, không phân biệt chuyên môn rõ ràng giữa nhà hàng – khách sạn hay hướng dẫn. Số môn học áp dụng được còn ít hơn số đầu ngón tay, số môn học thực hành gần như không có. Nhiều khi em nghĩ tại sao mà mình tốt nghiệp ĐH mà còn thua một người học Trung cấp”. Yến tâm sự về hoàn cảnh của mình trong sự chán nản, trong khi chờ kiếm đủ tiền học thẻ thì Yến đang tạm thời làm phục vụ bàn tại một quán bar ở Phú Mỹ Hưng. Tuy nhiên Yến cũng tâm sự thêm là bạn muốn chuyển sang nghề quản lý nhà hàng hay quán bar, vì Yến cảm thấy mình phù hợp với cái nghề tạm thời của mình hơn là quay về với nghề mình học thời ĐH. Do đó Yến cũng đang tính chuyện học thêm một chương trình ngắn hạn về “Quản lý nhà hàng” tại trường Việt Giao để thăng tiến trong công việc hiện tại.
Chọn con đường học Trung cấp, học viên Mai, lớp “Nghiệp vụ bếp Âu Á” K29 đã tốt nghiệp trung cấp trường Việt Giao, hiện là Bếp phó một nhà hàng Thái tại TPHCM: “ Hồi đó em cũng tính thi ĐH nhưng nhà khó khăn, phải học cái gì nhanh ra đi làm, em cũng băn khoăn dữ lắm, nhưng bây giờ thì em thấy mình chọn không sai. Học ở trường Việt Giao có điểm hay là chương trình học và thực hành của trường mình giống hệt quy trình làm việc của mấy khách sạn quốc tế như Sheraton, Continental…nên lúc em xin vào thực tập với làm thêm tại đó không thấy lạ, vào là làm được liền, người ta không cần dạy mình lại cái gì hết. Ngay cả chỗ em làm bây giờ, họ tuyển người vào chỉ cần chỉ dẫn sơ qua quy trình làm việc là em có thể nắm được.” Trở lại thăm trường, không dùng những lời khen sáo rỗng, cô học trò cũ đã tâm sự một cách chân thành về nơi mình từng học với một tâm trạng vui vẻ và hãnh diện.
Chỉ cần tuân theo xu hướng thời đại
Trước khi ngành giáo dục Việt Nam có sự thay đổi toàn diện và sánh vai cùng các nước anh em trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Phillipines….thì khi đó chất lượng đào tạo ĐH vẫn là một dấu chấm hỏi lớn chờ giải đáp. Nhưng liệu tương lai của con em chúng ta có thể chờ được đến lúc ấy hay không? Câu trả lời này nằm trong tay các bậc phụ huynh. Có lẽ học Trung Cấp “không sang” bằng ĐH nhưng ít ra, điều các bậc phụ huynh làm được là không mang tương lai của con mình ra “đánh cược” với nhu cầu của thị trường lao động. Nếu con trẻ lựa chọn con đường học Trung cấp, thiết nghĩ bậc phụ huynh không nên ngăn cản mà hãy động viên tinh thần con em mình, vì các em đã có một lựa chọn đúng đắn với thời đại hiện nay.
________________________________________________________________
Tư liệu:
Trường trung cấp nghề Việt Giao
2014-01-16 23:13:05