Trong tác phẩm “When Cultures collide”, tạm dịch “Khi những nền văn hóa giao thoa” xuất bản lần đầu năm 1996 của nhà ngôn ngữ học nguời Anh Richard D.Lewis, tác giả đã vẽ lại mô hình về sự khác biệt trong phong cách lãnh đạo giữa các nền văn hóa.
Từ chủ nghĩa cá nhân Mỹ cho tới chủ nghĩa đồng thuận bằng văn bản ở Nhật, trực giác mà nói, những sơ đồ này mô tả khá chính xác phong cách lãnh đạo.
Lewis thừa nhận những nhược điểm của việc xây dựng mô hình, vì không phải lúc nào chúng cũng đúng, sẽ có những ngoại lệ “tuy nhiên dù gì đó cũng là cái chuẩn để các doanh nghiệp có thể dựa vào để xem xét.”
Tác giả cũng cho rằng những mô hình quản lý này sẽ không thay đổi một sớm một chiều, kể cả khi chính trị và kinh tế liên tục thay đổi.
Được sự cho phép của tác giả, chúng tôi đăng tải những mô hình về phong cách quản lý trong cuốn sách của Lewis. Bên dưới sơ đồ có trích dẫn một vài lời bình luận nhắn của ông:
Những quản lý ngườiAnh thường có tính cách hướng ngoại, hay giúp đỡ, sẵn sàng thỏa hiệp, và coi trọng sự công bằng, nhưng khi cần thiết, họ cũng có thể nhẫn tâm. Nhưng đáng tiếc là, họ rất trung thành với những gì truyền thống, nên đôi lúc sẽ khó hiểu được và thừa nhận những giá trị ở người khác.
Quản lý người Mỹ là người quyết đoán, mạnh mẽ, có định hướng mục tiêu và hành động, tự tin, lạc quan, và sẵn sàng để thay đổi. Họ có khả năng làm việc theo nhóm, và tinh thần doanh nghiệp, nhưng lại tôn trọng tự do cá nhân. Mục tiêu hàng đầu của họ lại là tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình.
Những lãnh đạo ngườiPháp có xu hướng độc đoán và gia trưởng. Họ ít lắng nghe và không đánh giá cao những ý kiến đóng góp của quản lý cấp trung hay cấp thấp hơn.
Mô hình quản lý ở Thụy Điển được phân cấp rõ ràng và khá dân chủ. Ưu điểm của mô hình này là nhân viên thường chủ động hơn, có động lực và làm việc tốt hơn. Nhưng nhược điểm là các quyết định quan trọng thường bị trì hoãn.
Những quản lý người Đức mong muốn tạo ra một hệ thống hoàn hảo. Mỗi phòng ban hoạt động theo hệ thống phân cấp lệnh từ trên xuống, mọi thông tin và hướng dẫn thực hiện được thông báo từ cấp cao xuống cấp thấp hơn. Giá trị cốt lõi vẫn là sự đồng thuận.
Các nước Đông Á đi theo hệ thống phân cấp Nho giáo,và những nhà lãnh đạo có nhu hướng nhân từ.
Ở Latin và Ả rập, quyền lực tập trung vào tay những người điều hành. Mối quan hệ gia đình phát triển mạnh mẽ trong doanh nghiệp “một người làm quan cả họ được nhờ.”
Dưới sự bảo trợ của chính phủ chuyên quyền, lãnh đạo doanh nghiệp của Indonesia được giao phó cho các chuyên gia gốc Hoa.
Hệ thống quản lý ở Hà Lan dựa trên đạo đức, năng lực, và thành tích. Phong cách quản lý mạnh mẽ, quyết đoán, nhưng tôn trọng sự đồng thuận, bởi vì có rất nhiều người quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định.
Những nhà đứng đầu tại Nhật có quyền lực tối cao, phù hợp với hệ thống phân cấp Nho giáo. Nhưng trên thực tế, họ lại ít can thiệp vào những việc hàng ngày của công ty.
Người Nga có xu hướng quan liêu và lạnh nhạt. Phong cách lãnh đạo ở đây là sử dụng những người chủ chốt, liên minh cá nhân để đạt được kết quả nhanh chóng.
Cách quản lý của người Úc cũng giống Thụy Điển, tuy nhiên do ảnh hưởng văn hóa kinh doanh của Mỹ, nên đòi hỏi những nhà lãnh đạo doanh nghiệp Úc cần tư duy và ra quyết định nhanh hơn.
Những điều hành cấp cao Phần Lan có tiếng là quyết đoán vào thời điểm quan trọng, và không do dự vai kề vai với nhân viên qua thời kỳ khó khăn.
Quản lý người Tây Ban Nha giống người Pháp, rất độc đoán và chuyên quyền. Điểm khác là họ làm việc dựa trên trực giác hơn là logic, thích thể hiện quyền uy với nhân viên.
Các công ty Ấn Độ cũng mang hơi hướng gia đình. Những thành viên trong nhà giữ vị trí quan trọng. Chính sách được quyết định bởi các tập đoàn thương mại như trái cây, đồ trang sức,… Những tập đoàn này phát triển những mối quan hệ cá nhân gần gũi, hỗ trợ lẫn nhau.
Ở Na-uy, sếp là trung tâm của mọi thứ. Những ý kiến của quản lý cấp trung được lắng nghe, và thực thi bình đẳng, tuy nhiên những người điều hành cao cấp cũng có tinh thần chịu trách nhiệm với quyết định của cấp dưới.
Những thế hệ quản lý cũ ở Lithuania bị ảnh hưởng bởi thói quan liêu Xô Viết, nhưng thế hệ trẻ đang đi theo phong cách năng động hơn, chịu ảnh hưởng văn hóa Bắc Âu.
Mặc dù chịu ảnh hưởng từ bên ngoài, Ba Lan vẫn giữ những giá trị lãng mạn truyền thống. Tuy nhiên, giới quý tộc nước này vẫn coi trọng nhân tài.
Sự đồng thuận là yếu tố chủ chốt trong phong cách quản lý ở Trung Quốc. Trong những công ty nhà nước, một nhóm người đứng đầu sẽ quyết định định hướng, chính sách. Còn những công ty theo phong cách tư bản, những nhà lãnh đạo thường là người có năng lực. Quan chức được bầu cử ở địa phương cũng có tầm ảnh hưởng trong giới kinh doanh.
Xã hội Israel đề cao những nhà quản lý có nhiều thành tích và năng động.
Các doanh nghiệp ở Nam Phi cũng phát triển phong cách quản lý mang tính gia tộc và dòng họ. Tuy đến nay xu hướng này vẫn tồn tại, nhưng do ảnh hưởng của những thay đổi kinh tế, Nam Phi trở thành một phần của hệ thống sản xuất và trao đổi kinh tế toàn cầu, nên mô hình quản lý này yếu dần đi, ảnh hưởng “bộ lạc” ít hơn.
Người Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chịu ảnh hưởng nguyên lý của Kemal Atatick, tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một nước cộng hoà dân chủ, theo hiến pháp phi tôn giáo.
Phong cách quản lý Estonia đi theo chủ nghĩa cá nhân. Người quản lý phải đạt được nhiều thành tích, quyết đoán và năng động.
Người Latvia, giống Estonia cũng theo chủ nghĩa cá nhân. Tất cả mọi người không kỳ vọng nhiều ở lãnh đạo, nhưng người đó phải làm việc vì lợi ích của họ. Tuy nhiên, xu hướng chung là coi trọng người quản lý biết tôn trọng công ty, tự tin và có hiểu biết.
>> Dấu hiệu của một nhà quản lý tồi
Hải Thanh
Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider