ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Phương pháp nuôi dạy con sớm (0-6 tuổi) của người Nhật. Khái quát chung (5 chương)
Thursday, January 2, 2014 22:35
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tình cờ đọc được bài viết từ face của 1 người bạn và thấy rất hay, đúng vời hiện trạng giáo dục lớp trẻ của nước ta bây giờ đang không được chú trọng đúng mức, đúng cách. các ông bố bà mẹ trẻ chưa hiểu chính xác về cách nuôi dậy con từ khi mói lọt lòng. Nên mình nghĩ ngay đến việc chia sẻ với người thân gđ, bạn bè và mình đã post lại lên page.

Cộng đồng người Việt sống và làm việc tại Nhật. sau 1 đêm thì nhận được rất nhiều sự quan tâm và chia sẻ cũng như ý kiến của bạn đọc. 
- Bài viết khá dài nên mình sẽ chia ra thành 5 phần. giúp mọi người rễ đọc và không bị cảm thấy quá dài.
- Có nhiều bạn muốn lưu lại để rễ dàng tìm kiếm và đọc lại nên mình sẽ lưu trên “ghi chú” của page 
Cộng đồng người Việt sống và làm việc tại Nhật 
-  Bài viết rất hay nhưng khá dài và chúng ta không áp dụng ngay nên khó có thể nhớ hết được nội dung bài viết. và đây sẽ là nơi cất giữ giúp mn mỗi khi muốn tìm lại ^^ 

Lời nói đầu

Người dịch (không trích dẫn hoàn toàn 100% vì sợ bản quyền) những cuốn sách này chỉ có một mong ước duy nhất là chia sẻ những kiến thức về nuôi dạy trẻ đến tất cả những ai quan tâm, những ai chưa biết về phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0 tuổi, với ước mong thông qua những kiến thức này các bậc cha mẹ sẽ tìm ra phương pháp nuôi dạy tốt nhất dành cho những thiên thần nhỏ của mình. Trẻ em chính là tương lai của Việt Nam. Người dịch không phải là chuyên gia dịch thuật nên có thể có những lỗi văn phạm hay từ ngữ chuyên môn không được chuẩn xác thì xin người đọc hãy lượng thứ vì mình chỉ dịch voluunter thôi.

Khi muốn chia sẻ thông tin trong bài viết này thì mọi người hãy luôn ghi nhớ những tác giả SHICHIDA Makoto, IBUKA Masaru, KIMURA Kyuichi và nên cảm ơn họ vì họ là một trong số rất nhiều nhà giáo dục đã viết ra những cuốn sách tuyệt vời làm thay đổi số phận của rất nhiều con người, giúp ích cho sự tiến bộ của giáo dục Nhật Bản.

Dù tựa đề ghi là từ 0-6 tuổi nhưng những cách cha mẹ dạy con cái giúp trẻ hình thành nhân cách hay phương pháp giúp trẻ thích học tập thì vẫn có thể áp dụng với những trẻ lớn hơn 6 tuổi.

Các cuốn sách tham khảo:
1. Cuốn sách chủ đạo là
Nuôi dưỡng con để phát triển toàn diện về trí tuệ và tài năng, tác giả SHICHIDA Makoto
赤ちゃん*幼児の知力と才能を伸ばす本, 七田 眞
2. Tham khảo thêm từ các cuốn sách sau:
2.1 Nuôi con từ 0 tuổi những điều người mẹ cần làm, tác giả IBUKA Masaru
0歳からの母親の作戦、井深 大
2.2 Bắt đầu dạy trẻ từ mẫu giáo là quá trễ, tác giả IBUKAI Masaru
幼稚園では遅すぎる、井深 大
2.3 Thiên tài và sự giáo dục sớm, tác giả KIMURA Kyuichi
早教育と天才、木村久一

Lời khuyên của các tác giả dành cho các bậc cha mẹ trước khi áp dụng những điều được viết trong sách:

Điều đầu tiên mà tất cả các tác giả của những cuốn sách này, đều là những nhà giáo dục nổi tiếng của Nhật, muốn khẳng định rằng những ai áp dụng phương pháp nuôi dạy trẻ được viết trong những cuốn sách này với mong muốn biến con mình trở thành những thần đồng hay thiên tài thì đừng đọc nó, vì mục đích của tác giả viết ra những phương phải đó không phải là để biến những đứa trẻ trở thành thiên tài hay thần đồng. Mục đích là để các bậc cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc nuôi dạy con từ sớm, từ đó biết cách nuôi dạy con để phát huy tối đa những khả năng và tố chất mà con cái của mình có, giúp con cái mình có nền tảng vững chắc về sức khỏe, trí tuệ, và nhân cách và sau này trở thành những người có ích cho xã hội.

Điều thứ hai là lật lại lịch sử của tất cả thiên tài hay thần đồng trên thế giới này đều có chung một điểm là họ đều không phải là do thiên bẩm hay do trời phú cho họ tài năng đó, mà 99% những người đó đều được áp dụng phương pháp nuôi dạy từ sớm, tức là được cha mẹ họ nuôi dạy từ khi mới lọt lòng (Kimura Kyuichi). Yếu tố gen chỉ chiếm một phần rất nhỏ, còn lại tất cả những tài năng phi thường mà họ có được đều được hình thành nhờ giai đoạn nuôi dưỡng đúng đắn từ 0-6 tuổi, đặc biệt là giai đoạn từ 0-3 tuổi.

Điều thứ ba là vì sao phải nuôi dạy trẻ từ sớm? Bởi vì bộ não của trẻ chỉ phát triển đến năm 6 tuổi, còn sau 6 tuổi thì hầu như không phát triển nữa. Và giai đoạn từ 0-3 tuổi (bộ não hoàn thiện 80%) là giai đoạn trẻ có khả năng học tập tốt nhất, khả năng nhớ, liên tưởng,…là vô hạn, nó cũng quyết định sự hình thành về tính cách và năng lực của trẻ. Nếu ví khả năng mà bộ não của trẻ tiếp nhận thông tin và tri thức như một chiếc computer thì giai đoạn 0-3 tuổi giống như là hardware còn sau giai đoạn đó chỉ như là software mà thôi. Chúng ta thường hay cho rằng trẻ con thì không biết gì, mặc nhiên coi việc giáo dục trẻ là bắt đầu khi trẻ đi mẫu giáo, hay vào lớp 1 trở đi mới chú trọng. Thực tế nghiên cứu lại cho thấy phát triển trí tuệ của trẻ sau 4 tuổi là đã quá trễ, đợi đến khi vào lớp 1 thì lại càng không thay đổi nhiều được trí tuệ hay khả năng của trẻ nữa.

Điều thứ tư là thời kì 0-3 tuổi là thời kì không một ai có thể thay thế được vị trí và vai trò của người mẹ trong việc nuôi dạy trẻ. Sợi dây gắn kết được hình thành giữa mẹ và trẻ đã có từ khi trẻ trong bụng mẹ, rồi khi trẻ được sinh ra thì mẹ chính là người gần gũi nhất. Tình thương của người mẹ được trẻ cảm nhận vô cùng đặc biệt so với những người khác, đặc biệt là giọng nói của mẹ. Nếu giai đoạn này mà trẻ phải xa mẹ và được người khác chăm sóc thì trẻ sẽ không bao giờ cảm nhận đầy đủ được tình yêu của mẹ, dù sau này người mẹ có muốn bù đắp bao nhiêu đi nữa. Hơn nữa, giai đoạn này sự hình thành tính cách, năng lực, trí tuệ của trẻ là phát triển mạnh mẽ nhất, nếu người mẹ không ở bên mỗi ngày thì trẻ sẽ không được phát huy hết khả năng của mình, và tính cách của trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố của người xung quanh nhiều hơn là của mẹ. Vì thế đừng bao giờ giao việc chăm con, chơi với con cho người khác ở giai đoạn này.

Điều thứ năm là phương pháp áp dụng nuôi con từ sớm có thể dành cho mọi gia đình dù giàu có hay khó khăn về tiền bạc. Bởi vì sao ? Để có thể nuôi dạy con tốt thì dù có phương pháp tốt, có nhiều tiền thế nào đi nữa mà các bậc cha mẹ thiếu đi bốn yếu tố sau thì không thể nào thành công được đó là: Yêu Thương, Kiên Nhẫn, Trò Chuyện và Khen Ngợi. Những điều đó cha mẹ nào cũng có thể cho con cái mình, nó chỉ phụ thuộc vào cách mà cha mẹ làm mà thôi.

B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1HWmpiOVVONC1ZRS9Vc1pMb0gtRFJCSS9BQUFBQUFBQUxGWS9FcGdvV0pLb2I4TS9zMTYwMC9OdSVDMyVCNGkrZCVFMSVCQSVBMXkrdHIlRTElQkElQkIrdCVFMSVCQSVBMWkrTmglRTElQkElQUR0K0IlRTElQkElQTNuLmpwZw==


Bài viết được đăng bởi http://zeroenergyvn.blogspot.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.